Đau dây thần kinh tọa
Bệnh nhân: Nữ khoảng 60 tuổi. Bị đau từ mông lan xuống đùi và chân, vận động khó khăn, đêm nằm ngủ thấy nhức. Thời gian trước thì thấy đau lưng, nhưng khoảng gần năm nay thì hết đau lưng mà chuyển sang đau chân âm ỉ rất khó chịu, chỉ đau 1 chân đặc biệt lúc sáng ngủ dậy.
Chuẩn đoán : Đau thần kinh tọa
Điều trị: Bấm huyệt 5 lần thì hết đau phần mông và đùi nhưng chuyển sang đau háng, bấm huyệt tiếp 5 lần nữa thì khỏi bệnh.
Bệnh thần kinh tọa: Bệnh này nó gần giống với bệnh đau lưng, có nghĩa là khi đau lưng nó lan xuống phần mông, đùi, chân thì gọi là Thần kinh tọa.
Sách vở đã nói nhiều về bệnh này nên tôi chỉ nói qua ý chính:
Chức năng dây thần kinh tọa: Bắt nguồn từ thắt lưng, chạy dọc qua hông, mông, chân và kéo xuống tận ngón chân. Còn được gọi là dây thần kinh hông to, nó có hai nhánh trái và phải, điều khiển hai chi tương ứng, đồng thời nuôi dưỡng vùng cơ bắp mà nó đi qua.
Nguyên nhân:
- Chủ yếu do sai lệch cột sống đè lên dây thần kinh gây ra đau, phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm
- Các nguyên nhân khác bao gồm: chấn thương, thoái hóa cột sống, viêm sưng dây thần kinh tọa, bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và bị sai lệch xương chậu
Triệu chứng :
- Đau theo đường đi của dây thần kinh tọa, đau từ thắt lưng xuống mông theo 2 đường L5 và S1 ( theo hình vẽ). Điều đặc biệt, cơn đau chỉ xuất hiện một bên chân.
- Triệu chứng tê bì chân hoặc đau buốt như bị kiến cắn. Đây là giai đoạn dây thần kinh hông to đã bị chèn ép.
- Bị cứng cơ cột sống vùng thắt lưng và bắp đùi, bắp chân vào buổi sáng
- Dáng đi thay đổi : do vùng xương chậu của bệnh nhân lệch sang phía chân đau, bên cơ hông cũng nhão ra.
- Triệu chứng tổn thương rễ thần kinh: bệnh nhân sẽ thấy mất dần cảm giác chi dưới, rối loạn dinh dưỡng da, dễ lạnh, ít tiết mồ hôi hơn, thậm chí là bí tiểu, tiểu són, đại tiểu tiện không tự chủ.
- Teo chân hoặc bại liệt : Khi rễ thần kinh này bị tổn thương quá mức, người bệnh có thể teo một bên chân, nghiêm trọng hơn là mất khả năng vận động, tàn phế vĩnh viễn.
-
Điều trị: Khi điều trị bệnh này bằng phương pháp bấm huyệt hoặc châm cứu một số người thấy khó hoặc chữa không dứt bệnh là do chữa không theo các triệu chứng của bệnh gây ra. Nếu bệnh mới chớm ở lưng thì ta chữa lưng, nếu đã lan xuống phần dưới chân thì chữa phần chân, trong quá trình chữa bệnh không thể khỏi tất cả các vùng 1 lúc cho nên các điểm đau sẽ chuyển dịch từ trên xuống hoặc từ dưới lên, chú ý điểm đau tương ứng với đường dây thần kinh đi qua, ngoài ra còn từ những vùng cơ bắp bị biến dạng gây ra chèn ép dây thần kinh. Chúng ta đều biết điểm khởi đầu từ lưng vùng đốt sống L4, L5 và S1 rồi lan xuống tận gót chân, tuy nhiên sự kết thúc lại thường ở khớp háng là do khi bị bệnh, người bệnh đi lại mất cân bằng làm cho 1 bên khớp háng sẽ bị biến dạng, xương chậu bị lệch, trường hợp này hay bị chân thấp chân cao. Cuối cùng đối với 1 số người với cách điều trị như vậy mà chưa khỏi thì nguyên nhân lại ở trên đầu. Do bị bệnh lâu ngày dẫn đến sự co kéo cơ vùng đầu và mặt làm ảnh hưởng đến chức năng đều khiển của não bộ, với những trường hợp như vậy thì cần bấm huyệt phần mặt, đầu cũng sẽ khỏi. Thủ thuật bấm huyệt sẽ có nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào sở trường mỗi người.
Việc sử dụng thuốc nam kèm theo chỉ cần khi nào bệnh nhân suy giảm sức khỏe, các phần chức năng của lưng và chân bị tổn thương nặng hoặc nó tạo ra những bệnh khác do thần kinh tọa gây nên, Còn bình thường thì chỉ bấm huyệt là đủ và nó hiệu quả hơn dùng thuốc rất nhiều.
Bệnh nhẹ có thể chữa trong 1 tuần là khỏi, còn những bệnh nặng đã lâu có khi kéo dài cả tháng, ngoài ra khi đã điều chỉnh xương khớp và cơ bắp đúng hướng thì sau 1 thời gian ngắn bệnh cũng tự khỏi. Tôi thấy 1 số bệnh nhân đã nằm bệnh viện vài tháng, chữa rất tốn kém, bệnh không khỏi nhưng họ vẫn không hề kêu ca, còn bấm huyệt ở mấy ông thầy 3, 4 lần không khỏi là đã muốn ngừng ngay, cho nên với bệnh nặng cũng cần có 1 thời gian nhất định.
Các bạn có thể tham khảo thêm cách chữa bệnh ở bộ sách” Bấm huyệt Thập chỉ đạo” ở trang web: thobangnao.com
Lương y: Nguyễn Toàn Thắng LH: 0908974574