Chữa bệnh phù chân và giãn tĩnh mạch
- Những bệnh nhân bị phù và đau nhức chân lâu ngày khi khám bệnh thường khai bị suy giãn tĩnh mạch, vì thế việc chữa trị thường làm tan các mạch máu hoặc làm mềm cơ bắp để khí huyết lưu thông. Thông thường chỉ vài ngày sau bệnh dễ dàng trở lại như cũ vì ta đã không trị được gốc của bệnh nằm ở đâu. Bên Tây y thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phù chân và giãn tĩnh mạch, khi uống thuốc không kết quả thì giải pháp cuối cùng là mổ. Bên Đông y thường kết hợp bấm huyệt và uống thuốc nam và cũng ít trường hợp trị dứt bệnh không tái phát trở lại. Chúng ta cần phân biệt phù chân đa số bệnh xuất phát từ thận, thận bị lạnh không giữ được nước dẫn đến việc dư thừa nước trong máu gây nên phù nế. Trường hợp này thường ấn vào da thấy lõm và tập trung ở vùng mắt cá chân và bàn chân, còn suy giãn tĩnh mạch thì liên quan nhiều đến hệ tim mạch và vùng bắp chân dưới hay nổi lên mạch máu xanh, ấn vào da không bị lõm. Cách chữa giống nhau ở một điểm là làm sao cho máu và nước đi ngược lên phía trên đầu. Suy giãn tĩnh mạch cần lưu thông khí huyết lên não, còn phù chân cần làm cho thận ấm lên.
- Nhưng có những bệnh nhân ta làm đúng quy trình như vậy mà bệnh vẫn không khỏi, đó là bệnh còn liên quan đến ăn uống. Một ví dụ sau đây:
Bệnh nhân nam bị phù đoạn từ đầu gối xuống bàn chân và đi lại rất đau nhức. Đi khám Tây y và Đông y đều xác định là suy giãn tĩnh mạch. Khi chữa bệnh tôi dùng cách bấm huyệt xoa bóp và 1 số phương pháp khác thì chân xẹp hẳn, các khối cơ bắp được mềm ra khí huyết lưu thông tốt. Nhưng chỉ vài ngày sau bệnh phù trở lại và trị kéo dài 2 tháng không hết, dù kết hợp cả uống thuốc nam đặc trị. Khoảng hơn một tuần nay thì phát hiện bệnh nhân uống nước đá thường xuyên thay cho nước lọc hàng ngày, như vậy vùng thận luôn luôn bị lạnh và không có khả năng giữ được nước nên làm chân bị phù. Khi ngừng uống nước đá và kết hợp bấm huyệt đưa máu lên não thì sau 1 tuần bệnh phù chân đã xẹp hẳn và không bị tái phát trở lại. Tương tự như vậy chữa cho 1 người thường xuyên uống sữa đậu nành pha đường và ăn chay trường.
Chú ý: Những người bị đau phù chân phía dưới thì lại ít khi đau đầu và ít khi có mồ hôi vùng đầu và mặt. Nếu bạn làm cho đầu ấm lên và toát mô hôi vùng đầu, mặt thì phần chân sẽ đỡ. Đây chính là nguyên tắc cân bằng âm dương hay còn gọi là cân bằng khí, điều hòa nhiệt. Tập khí công là phương pháp bền vững nhất chống lại căn bệnh này