Thứ tư, 16/10/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 180
  • Hôm nay : 2802
  • Tháng này : 43698
  • Tổng truy cập : 9262386
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Tin khoa học

TCD BÀI 46: Đường đi của Thập chỉ đạo

BÀI 46 : ĐƯỜNG ĐI CỦA THẬP CHỈ ĐẠO

Nguyễn Toàn Thắng

Đường đi của Thập chỉ đạo như thế nào? Tới giờ vẫn còn là sự tìm tòi chưa có kết luận cuối cùng, mà nếu muốn có sự xác định để cả thế giới công nhận thì cũng là điều quá khó khăn vì sẽ chẳng có ban trọng tài nào đứng ra làm việc này, cho nên mọi sự nghiên cứu đưa ra đều chỉ mang quan điểm cá nhân mà thôi. Ngay cả Cụ Lịch thực tế chữa khỏi rất nhiều bệnh nhân nhưng bảo cụ đường đi Thập chỉ đạo như thế nào thì chắc cụ cũng chịu.

Tác dụng bấm huyệt của Bộ môn Thập chỉ đạo ở 10 đầu ngón tay và ngón chân thật là rõ ràng. Ứng với mỗi ngón tay, ngón chân thì đều có tác dụng vào 1 cơ quan phủ tạng nhất định. Việc này không chỉ Đông y mà cả Tây y đều đưa ra kết luận tương tự như vậy. Như chúng ta đều biết ngón thứ 5 ( ngón út) thì tác động vào Thận, ngón 4 ( kế út) thì tác động tới gan, ngón 3 (ngón giữa) thì tác động tới Tim, ngón 2 (ngón chỏ) thì tác động tới dạ dày, ngón 1 (ngón cái) thì tác động tới phổi, nhưng đường đi của các đường kinh này giữa bên Đông y và Tây y lại có phần khác biệt. Bên Đông y có những ý kiến đưa ra hơi giống như những đường đi của các kinh mạch Trung hoa và thường các đường kinh đó đều đi qua các bộ phận mà nó tác dụng tới. Còn bên Tây y theo sơ đồ của William Fitzerald thì các đường kinh đều xuất phát từ 10 đầu ngón tay và ngón chân, và tất cả đều đi lên não theo những đường đi nhất định, không đi vòng vèo qua nhiều nơi, nhưng cũng không có lời giải thích tại sao nó lại có tác dụng chữa bệnh ở những vùng nhất định. Vậy bên nào đúng ? Điều này chưa có sự nghiên cứu sâu và cũng chưa có hội đồng nào đủ sức thẩm định như thế nào là đúng, tất cả còn trong sự tìm tòi và suy đoán. Theo cách suy đoán của tôi thì sơ đồ đường kinh của William Fitzerald vẽ ra là hợp lý, có điều còn thiếu sự giải thích tại sao như vậy. 

Mối liên quan của các ngón tay với cácbộ phận cơ thể con người

10 Đường kinh Z của William Fizerald

Hệ gân cơ

Khi bấm 10 đầu ngón chân và tay thì chúng ta đều cảm nhận được sự kích thích của nó qua não bộ. Đó là dưới tác động của hệ gân cơ và hệ thần kinh nó sẽ truyền kích thích lên các vùng của bộ não, những vùng này lại có tác dụng tương ứng với các vùng lục phủ ngũ tạng của cơ thể con người. Nói theo cách Đông y tức là khi ta bấm ngón út thì nó sẽ kích hoạt khí lên trên 1 vùng nào đó của não bộ, và vùng này lại có sự liên qua tới vùng thận nên nó cũng kích hoạt khí vùng thận và làm sự hoạt động của thận cũng thay đổi theo, vì thế bắt đầu từ 10 đầu ngón chân và tay ta có thể chữa các bệnh trong cơ thể người. Tuy nhiên cách chữa như vậy là mang tính gián tiếp và tác dụng sẽ bị hạn chế và lâu hơn, tương tự như vậy nó cũng có tác dụng cân bằng khí mang tính đối xứng, tức là mang khí ở những nơi thừa sang nơi thiếu, vì thế trong các bài chữa bệnh của Thập chỉ đạo thì thường bắt đầu bằng việc “Khai thông kinh khí”, để bổ sung nơi thừa khí sang nơi thiếu khí. Cách chữa bệnh này cũng có tác dụng khi ta chưa xác định được rõ ràng bệnh tật xuất phát từ đâu.

Việc chữa bệnh hiệu quả và nhanh chóng vẫn phải trực tiếp ở vùng bị bệnh, hay ở những vùng cơ bắp liên quan. Để tăng hiệu quả thì ta dùng phương pháp khóa huyệt của Thập chỉ đạo. Trong các huyệt khóa thường dùng như Khóa Móng, Khóa Hộ khẩu, Khóa khô khốc, Khóa nhân tam, Khóa Bí huyền, gân Achille, ngoài ra còn có những huyệt khóa cơ động khác, có thể là huyệt đối xứng, huyệt trên dưới, chặn đường đi của gân cơ để bấm cho khí huyết lưu thông về một phía. Trong các huyệt khóa có nhắc tới việc khóa huyệt Cao thống trên đỉnh đầu thì có thể bấm bất kỳ huyệt nào, đặc biệt khi bấm vùng mặt ta nên khóa huyệt Cao thống. Tôi không biết tài liệu này từ bà Lịch hay do Thầy Tân viết ra, nhưng tôi thấy hoàn toàn hợp lý, tôi xin nói sâu về vấn đề này. Chúng ta đều đã nghe nói về phương pháp chữa bệnh bằng nhân điện, đây chỉ là cách chữa bệnh thông thường dựa trên nguyên lý cơ thể con người cũng mang những điện tích nhất định, không có gì là thần bí. Cách sơ khởi của người Ấn độ hay làm là khai mở luân xa, cách này chỉ có tích cách chữa bệnh ở những vùng nhất định và có nhiều hạn chế, nguyên tắc chủ yếu vẫn là dùng 2 điện cực ở 2 bàn tay. Sau này có phương pháp Pháp luân công có tác dụng mạnh mẽ hơn là do 2 bàn tay luôn luôn luôn di chuyển trên cơ thể người, do đó giúp khí chuyển động đều trên cơ thể, tuy nhiên họ lại tập trung nhiều vào khu đan điền và không kiểm soát được đường đi của khí. Nhưng nếu ta dùng não bộ trở thành 1 cực của cơ thể, còn 1 tay là điện cực thứ 2 thì khí sẽ luân chuyển qua não và từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể, bằng cách này ta cũng sẽ dễ kiểm soát được đường đi của khí chạy trong cơ thể người. Tuy nhiên lực tác dụng 2 bàn tay là rất nhỏ và không phải ai cũng có đủ điện tích mạnh để hút khí, vì thế ta áp dung cách hít thở lên não thì tác dụng sẽ mạnh hơn bội phần. Để áp dụng nó vào trong thập chỉ đạo thì một tay ta khóa khuyệt Cao thống, một tay bấm huyệt bệnh, và trong khi bấm huyệt ta tập trung thêm phần hít khí lên não thì tác động bấm huyệt sẽ mạnh hơn rất nhiều. Với cách này thì bấm huyệt từ vùng ngực lên đầu ta chỉ cần khóa huyệt Cao thống là đủ.

Nếu nhìn vào sơ đồ hệ gân cơ ta sẽ thấy khi bấm vào ngón tay, ngón chân thì lực chủ yếu tác động lên gân cơ, nhưng khi bấm vào các huyệt như Chí thế 1,2, Chí thế 4,5 thì ta lại bóp vào khối cơ bắp ở 2 bàn tay có tác dụng đẩy máu đi, tức là khi khóa huyệt thì ta cần hình dung tưởng tượng sao cho khí huyết được đẩy đến vùng đang bị bệnh. Vậy sự cảm nhận chuyển động của khí huyết sẽ như thế nào? Nhiều khi ta dễ lầm tưởng sự chuyển động đó sẽ cảm nhận ngay ở vùng bệnh, ở những vùng cơ bắp, ở những vùng lục phủ ngũ tạng nhất định. Sự thực thì không phải vậy, tất cả đều có sự cảm nhận từ não bộ mà ra, vì thế chữa bệnh sẽ có 2 hình thức : Với những người giỏi về lý thuyết cơ thể học con người, những người giàu kinh nghiệm thực tế như cụ Lịch, như thần y Võ Hoàng Yên thì họ dựa theo các bài bản có sẵn, dựa theo phản ứng của bệnh nhân mà làm, các phương pháp cổ truyền vẫn là bấm, xoa, bóp, nắn, giật vv.. kết hợp với cách thức khóa huyệt kèm theo. Còn những người không giỏi về cơ thể học con người, không có nhiều kinh nghiệm trong chữa bệnh thì ta có thể chữa bằng cách suy đoán đường đi của Thập chỉ đạo, tức là mọi hình thức bấm huyệt đếu có tác dụng lên não bộ, và qua não bộ ta sẽ nhận biết được tác dụng của bấm huyệt, phán đoán được những huyệt ta bấm có chính xác hay không. Những vùng bị bệnh đều tương ứng với vùng thiếu khí trên não, vì thế khi vùng đó được thông khí thì sẽ kèm theo việc thông khí trên não. Như vậy khi ta bấm hoặc day huyệt mà kèm theo việc hít khí lên não thì bấm ở những vùng có bệnh sẽ cảm thấy khí được hít lên não mạnh hơn, biểu hiện mạnh của nó làm ta cảm thấy giật giật trên cơ thể hoặc giật giật trên đầu. Dùng tay bấm hoặc xoa bóp thì có tác dụng trên một diện rộng của cơ thể, nên tác dụng chữa những bệnh kinh niên hoặc chuyên sâu sẽ bị hạn chế, nếu ta dùng kim châm ( giống như kim tôi dùng trong châm cứu xương hàm, hoặc như kim châm dùng trong diện chuẩn) thì chữa bệnh sẽ chuẩn xác hơn và có khả năng chữa dứt những bệnh lâu năm, tuy nhiên kim châm phải làm từ sắt có tính nhiễm từ.

Khi nói môn bấm huyệt Thập chỉ đạo người ta dễ nghĩ tới việc việc bấm 10 ngón tay, 10 ngón chân là chính, sự thực không phải như vậy đó chỉ là khái niệm về đường đi của các đường kinh xuất phát từ 10 ngón chân và tay. Trong hệ thống kinh lạc Trung hoa qua 12 đường kinh thì ta biết được cấu trúc hệ thống huyệt của con người, còn trong Thập chỉ đạo cũng vậy nó cho ta biết chữa bệnh theo hệ thống gân cơ của con người mà nó xuất phát từ 10 đầu ngón chân và tay. Khi chữa bệnh thì cụ thể vẫn là những nơi bị đau, những nơi trực tiếp gây ra bệnh, và ta phải xem hệ thống gân cơ, cơ bắp nào liên quan đến nó. Tất cả sự đau đớn của con người đều có sự liên quan đến co kéo gân cơ, bằng cách cách xoa, cách bấm lên các huyệt, các cơ đã làm cho khí huyệt lưu thông, các cơ gân phục hồi và trả về đúng vị trí của nó, cơ thể con người dần dần được đều chỉnh về đúng cách thức hoạt động của nó. Tôi xin trích dẫn lại một nhận xét của Cụ lịch đã được ghi trong cuốn chữa bệnh do bác sỹ Hồ kiên biên soạn:

“ Các cơ teo liệt không đồng đều mất cân đối giữa các nhóm cơ đã dẫn đến tình trạng chèn ép co kéo làm biến dạng hệ tĩnh mạch và xương, từ đó cản trở sự lưu thông của máu trong hệ tĩnh mạch. Bằng phương pháp bấm huyệt những biến dạng của xương, của khớp cũng được chỉnh dần nhờ sự co kéo cân đối các nhóm cơ. Chúng biến dạng vì các cơ bao bọc chúng teo liệt. Chúng có thể được co kéo lại nếu các cơ được hồi phục cân đối.. Bà Lịch thường bấm huyệt cho một nhóm cơ này co lên rồi lại nói bấm để “ trả nó về”. Thực chất bà muốn đưa chúng về vị trí co kéo cân đối, dĩ nhiên điều này là rất khó, nhưng về nguyên tắc có thể thực hiện được”.

Có một ví dụ minh họa: Vì một sự va đập nào đó gây nên sự tổn thương của đường gân cơ từ vai lên gáy, đường gân cơ này bị kéo căng về một phía và bị biến dạng. Điểm A bị tổn thương là do một ngoại lực F tác động vào. Dưới tác động của ngoại lực F đường gân cơ bị kéo căng, và đoạn gân cơ mảnh mai yếu nhất là B dễ bị tổn thương và gây ra cảm giác đau, điểm A đồng thời cũng bị xưng lên và đau. Như vậy ta thấy xuất hiện 2 điểm đau, nhưng nơi gây ra bệnh thì là điểm A, nếu chữa điểm A hết xưng thì điểm B sẽ tự động khỏi, còn ta chỉ chữa điểm B thì nó chỉ khỏi tạm thời rồi sau đó lại đau trở lại. Tuy nhiên khi chữa ta không thể chữa điểm A ngay được mà phải chữa điểm B, điểm này sẽ kích thích điểm A khỏi bệnh, khi điểm B không còn khả năng tác dụng tới A nữa thì ta quay sang chữa trực tiếp tại điểm A và bệnh sẽ dứt hoàn toàn.

Ví dụ về điểm đau

Từ cách đó chúng ta sẽ hiểu tại sao chữa bệnh không dùng thuốc mà vẫn khỏi bệnh. Thuốc thang cũng là làm lưu thông khí huyết nhưng được tạo nên bởi các phản ứng hóa học với những hóa chất khác nhau, còn bấm huyệt là làm kích thích các hệ thống gân cơ và hệ thần kinh làm lưu thông khí huyết, như vậy những thứ mà bên tây y gọi là vi trùng gây bệnh thì bằng cách xoa, bấm huyệt nó cũng bị đẩy đi bằng nhiều con đường khác nhau trong cơ thể người.

Điểm huyệt xoa bóp bên đông y hay xoa bóp phục hồi chức năng bên Tây y cho ta thấy có khi chữa ở khu vực này thì nó lại khỏi bệnh ở khu vực khác. Bên Tây y họ cũng vẽ ra được những sơ đồ liên quan của hệ gân cơ trong công việc trị bệnh.

Đông y hay dùng 1 từ làA thị huyệt,điều này có nghĩa là: Đau ở đâu thì là huyệt ở đó. Bên Tây y họ gọi A thị huyệt là điểm đau kích thích và họ cũng định nghĩa như sau: A thị huyệt  (trigger point) là những điểm nằm trong bề dầy cơ, có tính cảm ứng cao, khu trú, có thể xuất hiện trong bất kỳ cơ hay nhóm cơ bị căng thẳng kéo dài hoặc co giãn quá mức. Khi ấn đúng vào các điểm này sẽ gây co cơ và đau cục bộ tạm thời đồng thời bệnh nhân thấy đau ở một nơi khác cách xa đó. Đau thường tăng lên do sự căng cứng, do lạnh và sự đè nén lên vùng bị tác động, và thường gây ra một kiểu đặc trưng của đau xuất chiếu (refered pain).

Qua định nghĩa trên về A thị huyệt của Tây y ta thấy tất cả huyệt đang ở trạng thái đau thì đều liên quan đến hệ gân cơ, và giải quyết nỗi đau nhanh nhất chính là tác động trực tiếp lên hệ gân cơ. Từ đó ta cũng thấy rằng huyệt sẽ mang tính di động, nó phụ thuộc vào sự biến đổi của hệ thống gân cơ con người.

Nhưng xác định bệnh tật của Tây y lại dựa trên các xét nghiệm của máy móc, các phản ứng hóa học, vào sự nhận biết của những con vi trùng gây bệnh.Cho nên sự xác định nguyên nhân bệnh tật nhiều khi không chính xác, họ sẽ không thấy được có trường hợp gây bệnh chỉ là sự co kéo gân cơ ở các vùng khác nhau, bệnh ở vùng này lại gây nên sự đau đớn ở vùng khác, và họ sẽ không thấy một con virus gây bệnh nào.

Cách đặt vấn đề chữa bệnh của môn Thập chỉ đạo là nó xuất phát từ hệ gân cơ của con người, tất cả đều có sự khởi đầu và sự kết thúc ở 10 ngón tay và ngón chân. Qua đó ta thấy số huyệt cần nhớ sẽ ít hơn rất nhiều so với các huyệt của Trung hoa, ngoài ra ta cũng có thể suy đoán chữa bệnh theo đường kinh mà không phải nhớ huyệt. Nó khác hẳn với quan niệm chữa bệnh của hệ kinh mạch Trung hoa, mặc dù khi chữa bệnh ta thấy nhiều huyệt tương tự như nhau. Một sự tiến bộ hơn hẳn hệ thống kinh mạch của Trung hoa là hệ thống kinh mạch của Thập chỉ đạo đều đi lên đầu, nó cho ta thấy não bộ quản lý toàn bộ hoạt động của con người, và cách chữa bệnh xuất phát từ não sẽ cho kết quả nhanh nhất.

Sài gòn 1/2016

Nguyễn Toàn Thắng

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips
Zalo
Zalo
favebook