Thứ ba, 10/09/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 72
  • Hôm nay : 3732
  • Tháng này : 27918
  • Tổng truy cập : 9163524
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 6: Qua Tây Đức

Tôi qua Tây Đức như một định mệnh ngoài ý muốn. Nước Đức vừa thống nhất thì trong đội tôi có một đứa người Sài gòn không biết bằng cách nào trốn được sang bên đó. Khoảng 2 tháng sau vào dịp Nôel nó về đón mấy đứa bạn nó và rủ tôi qua đó. Thấy nó kể chuyện tò mò quá nên tôi đồng ý đi ( tất nhiên là vượt biên). Tôi cũng chỉ muốn đi 2 tuần rồi về. Hồi đó Đông và Tây Đức còn khác biệt nhau nhiều lắm. Lần đầu tiên qua tư bản đã cho tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, sau này về Tiệp kể lại chẳng ai tin, đặc biệt là người Bắc còn nói là tôi nói phét. Điều ngạc nhiên lớn nhất đập vào mắt là vùng thôn quê của Đức đẹp và sạch sẽ quá, tôi có cảm tưởng có thể nằm ngủ ngay trên đường mà không sợ bị dơ. Đã quá phép hai tuần mà tôi không biết trở về Tiệp bằng cách nào, qua đây mỗi người một nơi chẳng biết ai dẫn mình về Tiệp nữa. Điện về Tiệp bạn tôi nói tôi đi đã 1 tháng nếu tuần tới không về thì nhà máy sẽ gạch tên tôi. Nếu ở lại Đức thì mọi việc lại tốt đẹp, nhưng tôi lại muốn về VN nên tôi đã liều mua vé tàu về Đức. Nên nhớ hồi đó vào Đức là phải có visa và chúng tôi chẳng thể nào xin được, nên người Việt chỉ có cách vượt biên. Tàu từ từ tới biên giới Đức Tiệp thì ngừng, hai chú công an Đức cầm hộ chiếu của tôi lắc đầu, tôi cũng lắc đầu không hiểu, tôi nói lúc qua tôi đi tầu hỏa bình thường, còn đoạn nào khó trả lời thì tôi lại giả bộ không hiểu tiếng ( lúc đó tôi nói bằng tiếng anh). Cuối cùng nó cũng cho qua, nhưng khi công an Tiệp lên thì khó hơn nhiều, cũng may hộ chiếu tôi còn hạn và nó đã gọi thẳng về nhà máy tôi kiểm tra nên cuối cùng cũng ổn thỏa. Tôi trở về trước sự ngạc nhiên của mọi người, nếu muộn hai ngày nữa là nhà máy đã cho tôi nghỉ việc.

Chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc sụp đổ, điều này đối với Tiệp là vui hay buồn thì tôi không biết, nhưng với người Việt Nam thì lại rất xấu. Đường bay về Việt Nam gián đoạn, các nhà máy nghỉ việc và rất nhiều công nhân Việt Nam phải về nước. Trong người Việt tình trạng vô chính phủ nổi lên, các tệ nạn cứ thế mà ăn theo. Công an Tiệp ngừng làm việc, người Việt bị kỷ luật thì sứ quán cũng chẳng có vé máy bay mà về. Đội tôi anh em Miền Nam thì đa số tìm đường qua Tây Đức, còn Miền Bắc thì tâm lý sợ như thế là phản động vẫn còn ngự trị trong đa số mọi người, đa số là trở về chỉ một số ít là trốn đi. Riêng tôi thấy đây cũng là cơ hội, sang đó biết được tư bản là thế nào, nhưng mục đích sâu xa hơn là xem tư bản nó có chữa được răng của mình không. Để trả lời được câu hỏi này tôi cũng đã phải có những ý định táo bạo, vì tại thời điểm đó ít có đội trưởng nào ở Tiệp lại dám làm việc này. Cẩn thận hơn tôi còn dặn cậu trưởng vùng chuẩn bị sẵn cho tôi một vé máy bay, sau một năm tôi sẽ trở lại Tiệp khắc và bay về Việt Nam. Đợt ra đi lần 2 của tôi quá nhiều xui xẻo, cả ba lần đều không thoát, mãi tới lần thứ 4 nhờ một thằng người Tiệp đưa đi mới thoát. Tới giờ nghĩ lại tôi vẫn vô cùng khâm phục sự chuẩn bị và kế hoạch khéo léo của nó. Mặc bộ đồ vượt rừng chẳng khác gì Điệp viên 007 nó đã một mình suốt một ngày không ngủ dẫn 4 người Việt đi xuyên rừng và đón chúng tôi bằng ôtô tới thẳng trại tị nạn một cách an toàn. Không biết nó đã đưa bao người Việt nam qua Đức và Hàlan, chỉ nghe nói sau này nó đủ tiền mua được căn nhà.

Sau một thời gian ổn định cuộc sống và tinh thần tôi bắt đầu lân la hỏi cách chữa răng. Hồi này chúng tôi là dân tị nạn nên ăn, ở, chữa bệnh đều miễn phí, tôi chỉ cần mang theo sổ Bảo hiểm y tế đến bất kỳ phòng khám tư nhân nào, khám và chữa bệnh xong thì xã hội trả tiền. Trước tiên là răng cửa hàm dưới bị lung lay nhiều và khi ăn rất đau, bác sỹ chì cần rút nhẹ là ra. Tiếp theo thì thật khó xác định là răng nào, tôi có cảm tưởng là đau cả hàm, các răng lúc đau lúc không nhưng chiếc răng bên trái cuối cùng thì hay bị xưng nên tôi quyết định nhổ, nhổ xong bác sỹ có vẻ lắc đầu vì răng có vẻ còn tốt. Bình thường mới nhổ xong thì không còn cảm giác đau răng nữa nhưng khi chỗ răng nhổ đã bình phục hoàn toàn thì bệnh đau răng lại trở về như cũ. Đối với một người bệnh nhân không có chuyên môn như tôi , thấy đau là đi khám thường lại không được bác sỹ hỏi han tư vấn đầy đủ, mãi sau này khi đọc các tài liệu y học về răng tôi mới biết là các bác sỹ được học rất đầy đủ về răng nhưng lại không giúp được gì cho bệnh nhân, họ chỉ giải quyết được những chiếc răng sâu hay bị hư nhìn thấy rõ ràng thì nhổ, còn cái gì vô hình không nhìn thấy lại không là trách nhiệm của họ, gần 20 năm sau khi tự tìm hiều về răng tôi mới biết bệnh của mình phức tạp hơn nhiều, nếu biết được nguyên nhân chữa đúng bệnh ngay từ hồi đó thì cuộc đời tôi đã rẽ sang một hướng khác. Sau việc này cứ làm tôi day dứt, không thể hoàn toàn trông chờ vào các nhà chuyên môn, họ biết nhưng vẫn không giúp gì được cho mình, cuối cùng mình tự làm lại hiệu quả hơn. Tìm được bác sỹ giỏi thật là khó khăn dù ở Việt Nam hay là ở nước ngoài, phần này tôi sẽ nói tiếp vào phần sau.

Ở Đức bác sỹ làm rất cẩn thận, những chiếc răng mà chưa bị hư nhiều hoặc có nhiều nghi ngờ thì bác sỹ đều chụp từng cái một và chụp cả vùng xung quanh rồi mới tiến hành nhổ răng, nếu thấy răng còn tốt thì họ khuyên không nên nhổ nhưng nếu mình muốn nhổ thì họ cũng nhổ.

Tôi cũng không nhớ sau đó tôi nhổ thêm bao nhiêu cái nữa, chỉ biết rằng đau răng theo kiểu dây chuyền, nhổ xong cái này thì một thời gian sau lại lan sang cái bên cạnh, những điều này tôi đều trình bầy cho bác sỹ, ông ta cũng rất cẩn thận chụp lại toàn bộ hàm của tôi rồi cũng lắc đầu chịu chết.

Có lẽ tôi bị viêm xương hàm, nhưng một người không có chuyên môn, không có thiết bị trong tay thì biết làm gì được, bao nhiêu phương án đã đặt ra, bao nhiêu cái răng nghi ngờ đã bị xử lý, đau vẫn hoàn đau, bệnh vẫn hoàn bệnh. Thế rồi vào một ngày kia do bị cơn đau hành hạ tôi đã lên cơn điên đi đến một quyết định liều lĩnh. Bây giờ điểm đau nhức đã lan dần sang hàm trên, ở đó là những chiếc răng hoàn toàn tốt, có một chiếc răng còn tốt nhưng bị lung lay tôi đề nghị bác sỹ nhổ, ông ta có vẻ lưỡng lự nhưng rồi cũng chiều theo ý tôi, sau khi nhổ một thời gian thì lại đau răng lan sang chiếc bên cạnh. Với chiếc này thì tôi thấy nó hoàn toàn tốt và rất chắc, nhưng không hiểu sao cứ thấy rất đau ở vùng đó. Tôi có gặp bác sỹ hỏi thì ông ta có vẻ nổi giận, ông ấy nói răng của tôi hoàn toàn tốt không thể nào nhổ được nữa, ông ấy nói tôi chờ một thời gian nữa xem sao. Về nhà những cơn đau làm tôi mất ăn mất ngủ, rõ ràng răng còn tốt mà vẫn đau, đầu óc tôi cũng rối tung lên mất phương hướng. Tôi ngồi thừ ra rồi đi đến quyết định: đau thế này thì chết còn hơn, phải nhổ cái răng này thôi dù chết cũng được. Vào phòng khám sau khi nghe tôi trình bầy thì ông bác sỹ bực mình lắm, ông ấy đuổi tôi về và nói không chữa bệnh cho tôi nữa. Tôi ra về cũng không hề giận ông ta nhưng lòng đầy thất vọng, tôi biết bám víu vào ai bây giờ, ở cái huyện nhỏ này đâu có nhiều phòng răng, có mỗi phòng răng của ông ta là đàng hoàng nhất, vả lại ông ấy đã điều trị cho mình nhiều tháng nay, biết rất rõ bệnh tình của mình. Càng bí, càng cùng đường bao nhiêu thì đầu óc tôi lại càng nhớ tới thằng Chí Phèo bấy nhiêu. Lần này tôi lại nhắm mắt bước vào phòng Bác sỹ. Thật ngạc nhiên ông ta lại dịu dàng hỏi thăm tôi. Sau khi nghe tôi trình bầy về nỗi khổ đau răng ông ta ngồi im lặng rất lâu. Cuối cùng ông ta nói: Được rồi! Tôi đồng ý nhổ răng cho anh nhưng anh phải hứa với tôi đây là lần cuối cùng anh nhổ răng ở đây, sau lần này tôi sẽ không nhổ thêm cho anh bất kỳ cái nào nữa. Tôi quá mừng cám ơn rối rít và các bạn cũng biết Hợp đồng miệng được ký ngay lập tức.

Chiếc răng này thật là tốt, bác sỹ phải lắc qua lắc lại nhiều lần, dù đã được tiêm thuốc tê mà tôi vẫn thấy buốt lên tận óc. Nghe tiếng bác sỹ bẻ răng kêu răng rắc, người tôi như ngất sửu không biết gì nữa, tôi cứ nằm thế trên ghế nhổ răng, rồi một lúc sau người lạnh run lên, bác sỹ phải đắp thêm cho tôi một cái khăn giường, cứ như vậy khoảng 15 phút thì tôi trở lại bình thường, bác sỹ nhìn tôi rất lo lắng, chắc ông cũng được một phen toát mồ hôi hột. Tôi về nhà ngủ và nhịn ăn nguyên một ngày.

Lần nhổ răng này thật kỳ lạ! Thường thường sau hai đến ba ngày là răng trở lại bình thường có thể ăn được, nhưng lần này nó cứ đau âm ỉ và người lúc nào cũng như bị sốt. Sau một tuần tôi thấy ở lợi sưng lên một chiếc mụn nhỏ, nó làm đau buốt ở hàm, khi sờ tay vào thì nhọn và cứng như đầu kim. Tôi vô cùng lo lắng nghĩ tới phải gặp bác sỹ cũng hơi ngại ngại. Để thêm vài ngày lại càng đau thế là tôi quyết định lại lên bác sỹ. Khi tôi đến ông ta đang khám bệnh nên tôi phải ngồi chờ, nhác thấy bóng tôi mắt ông ta như chau lại, tôi ngồi ngoài mà sợ toát cả mồ hôi. Khi vào phòng thì ông ta nói ngay mong rằng lần này không phải là nhổ răng. Sau khi tôi trình bầy xong thì ông ta rất bình thản lấy một con dao nhỏ gọt phần nhọn đó đi, ông ấy còn đưa nó cho tôi xem. Tôi sờ vào thì hóa ra nó là mẩu xương thừa lúc nhổ còn xót lại, khi lợi co lại thì nó như vật nhọn đâm vào lợi gây nên cảm giác đau buốt. Mọi việc chỉ có thế, một sự việc tình cờ ngẫu nhiên, nhưng chính sự việc này đã làm cho tôi nghĩ ra một phương pháp chữa bệnh hoàn toàn mới: Đó là châm cứu xương hàm.

Sau khi miếng xương được cắt đi thì cảm giác đau hết ngay lập tức. Điều này cứ làm tôi suy nghĩ mãi. Vậy là khi nhổ răng chân răng bị gãy cho nên mới có mẩu xương nhọn thừa ra, nhưng khi nhổ xong thì thịt ở lợi lại bị co lại. Tại sao lại như vậy? Nếu không nhổ thì thịt ở lợi cũng phải có xu hướng co lại nên đã gây ra co thắt vùng xương hàm và tạo nên những cơn đau răng. Vậy cái gì đã gây ra sự co thắt này? Đây là câu hỏi nằm ngoài khả năng chuyên môn của tôi lúc bấy giờ, nhưng tôi đã đi đúng hướng. Nhờ nhổ chiếc răng cuối cùng mà tôi đã nghĩ ra được cách châm cứu thẳng vào xương hàm, cho đến nay tôi thấy hiệu quả hơn bất kỳ một phương pháp châm cứu hoặc xoa bóp điểm huyệt nào khác.

Lúc đó trong đầu tôi hình thành một ý nghĩ: Sự phát triển hàm răng không hợp lý, thiếu tính cân đối nên đã tạo ra sự co kéo của các cơ hàm, phần thì trùng lại, phần thì căng ra. Hồi qua Đức ( vào đầu năm 1990) tôi mới biết được trẻ em bên này ngay từ thủa nhỏ đã được các bác sỹ nắn răng, các răng được bọc lại bằng những lưới thép nhất định nên lớn lên răng không bị xô lệch, bị hô và tạo thành hàm răng rất đẹp. Ngay con của một người bạn tôi người Việt Nam cũng được các bác sỹ làm như vậy khi cháu mới 9,10 tuổi.

Bác sỹ làm được, sao mình không làm được. Về nhà tôi lấy một chiếc tuốc nơ vít bằng thép mài cho sắc lại như mũi dao và mài đầu cho nhỏ lại rồi đưa vào lợi tìm xem có những phần xương thừa nào thì cạo nó đi. Lúc đầu chiếc tuốc nơ vít để thẳng, thấy khó làm tôi đã bẻ cong một góc 90 độ và thấy công việc làm dễ hơn nhiều. Đây là dụng cụ thô sơ lúc đó tôi tự nghĩ ra, cho đến bây giờ đã 20 năm nó vẫn là dụng cụ chính để tôi châm cứu xương hàm.( Xem ảnh dưới).

Hình1: Kim châm cứu xương hàm

Tôi cứ lấy chiếc tuốc nơ vít ( gọi là kim châm) cà cà lên lợi, tới chỗ nào xương nhô ra thì tôi lại ấn mạnh vào, và cứ như thế tôi mới phát hiện ra có những điểm đau khi mình ấn vào cảm thấy nó nhức nhức, có khi đau nhói lên tận não, những lúc đó cũng có cảm giác khí tràn lên não và gây nên cảm giác buồn ngủ. Mỗi lần gặp điểm đau như vậy tôi lại ấn mạnh vào, nó xuất hiện cảm giác đau lan tỏa ra các vùng xung quanh rất dễ chịu, bệnh đau nhức răng giảm hẳn, và mình có được những giấc ngủ ngon đến bất ngờ. Khi làm vậy tôi mới phát hiện ra dưới chân của những chiếc răng đã nhổ và cả những chiếc răng chưa nhổ có những phần xương gần như đã không còn tốt, nó như đã hóa vôi, như xương đã chết, và tôi cứ lấy kim thép mài nó đi, tựa như cạo xương vậy. Tôi làm khá quyết liệt mặc dù cũng hơi sờ sợ, không hiểu có trúng phải dây thần kinh nào không làm mình co giật nằm lăn ra hoặc méo mồm đi.

Nỗi lo của tôi là hoàn toàn vô ích, tôi chẳng làm sao cả chỉ khỏe lên mà thôi, hàm răng như nhẹ hẳn đi, phần xương cảm thấy vướng vướng không còn nữa và sự đau răng giảm hẳn. Cảm giác đau và nhức ở hàm giảm hẳn ở hàm nhưng xẩy ra hai hiện tượng còn mạnh hơn thế nhiều:

Thứ nhất khi làm vậy thì những mùi hôi thối từ răng miệng sẽ bốc ra dữ dội, những mùi này bạn thường ngửi thấy ở những người thối mồm, hôi miệng thật sự, khi bạn châm xương hàm giống như đã chọc phải hầm phân làm mùi hôi bốc ra vậy. Tuy nhiên chỉ vài ngày khi các vết châm đã lành thì chân răng của bạn trở nên chắc hơn rất nhiều và bệnh thối mồm, hôi miệng sẽ bay theo. Làm cách này mới hiểu được mấy loại thuốc đánh răng hay súc miệng chỉ là đánh lừa mọi người hay chỉ có tác dụng với hàm răng đã chắc và khỏe, còn với người mắc bệnh răng miệng thực sự thì kết quả hầu như chẳng có gì. Có người tôi cũng tư vấn làm như vậy và họ cũng không ngờ kết quả lại ngoài sức tưởng tượng. Bạn nào bị bệnh răng miệng thì cứ thử sẽ biết ngay kết quả như thế nào.

Thứ hai là sau một thời gian tôi thấy khí chạy trong bụng rất mạnh, rồi cảm giác như phổi mình được nở ra, sức thở tăng lên mạnh mẽ, những cơn ho xuất hiện, cổ bị sưng lên như nghẹn lại, giọng trở nên khản đặc. Cứ như thế kéo dài hàng tháng trời, hàng ngày tôi khạc ra rất nhiều đờm xanh biếc, như là mủ của những vết thương nào đó trong bụng vậy, rồi dần dần hết hẳn , họng cũng không xưng nữa, cơ thể tôi đã sang một trạng thái khác, da dẻ trông mịn màng hơn.

Tới đây tôi mới rút ra một kết luận: Thứ nhất là trong cơ thể mình có những bệnh, những vết thương tiềm ẩn, khi châm cứu xương hàm nó đã chữa lành các bệnh, các vết thương đó, các chất độc là những khối mủ xanh bị vỡ ra và bị tống ra ngoài. Từ đó suy ra nó có khả năng chữa được các khối u trong cơ thể, đặc biệt là những khối u được tạo ra bởi sự nhiễm trùng. Tương tự như vậy nó sẽ chữa được một số bệnh về ung thư.

Thứ hai là cơ thể con người trước khi khỏi bệnh nó sẽ có những phản ứng dữ dội, có thể nói như thế này: Trước khi bạn bị bệnh thì bạn sẽ lên một cơn đau ( bị đau đầu chẳng hạn), sau đó bạn bị bệnh cảm cúm hoặc đau răng kéo dài.. Khi chữa bệnh bằng thuốc hay một phương pháp nào đó, trước khi khỏi bệnh cơ thể cũng sẽ có phản ứng giống như trước khi mình bị bệnh, sau cơn đau đó thì bệnh sẽ khỏi. Chính vì vậy mà trong quá trình chữa bệnh ta sẽ thấy cơ thể phản ứng khác thường, cảm thấy sốt cao hơn, đau nhức phần nào đó trong cơ thể nhiều hơn, ta cần phân biệt được đó là phản ứng tích cực của cơ thể, sau những hiện tượng đó thì cơ thể sẽ khỏi bệnh và khỏe hơn. Trong thực tế nhiều người không phân biệt được điều này, hơi một tý là dùng kháng sinh rất có hại cho cơ thể. Ở Việt Nam sự hiểu biết về y học còn rất thấp, có thói quen hay dùng thuốc kháng sinh liều cao, điều này rất hại cho cơ thể, trước mắt thì khỏi bệnh nhưng những chất phụ khác sẽ lưu lại trong cơ thể, làm cơ thể suy yếu, mất khả năng đề kháng với bệnh tật bên ngoài. Thuốc Tây là do người Tây nghĩ ra đầu tiên, nên họ cũng rất hiểu công dụng của nó. Họ sử dụng kháng sinh rất cẩn thận và hạn chế, chỉ có bác sỹ mới có quyền chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, chứ không sử dụng bừa bãi như ở Việt Nam.

Thời kỳ này người Việt ở Đức không nhiều lắm, số sinh viên du học từ chế độ cũ rất ít, đa số là vượt biên sau 1975 nên chủ yếu là dân lao động, rất ít trí thức.

Người Việt nào thành công lắm thì mở được quán ăn Châu Á hoặc bán thực phẩm Châu Á. Ở đây con gái là vàng 9999, hồi thống nhất nước Đức con gái Việt từ Đông Đức tràn sang, các bố Việt Kiều có tuổi cũng kiếm được một mớ còn mừng hơn nhặt được vàng, cũng nghe nhiều chuyện bi hài xẩy ra. Tôi qua đây với mục đích khác nên không bao giờ nghĩ đến mặt trận nóng bỏng này. Tuy nhiên tôi hay được bọn trẻ rủ đi chơi với lý do an toàn. “ Anh ạ! Mấy thằng bạn thân con trai là lúc ăn nhậu thôi, dẫn bọn nó đi theo cua gái thì là họa. Bọn nó thấy gái mắt sáng hơn đèn ôtô, lúc đó tình dục vượt lên trên tình bạn, hiểm họa khôn lường”.

Có hôm đi với một thằng com lê sạch sẽ mang theo cả hoa để tặng một cô trong nước mới sang, tới nơi đã có 7 thằng cầm hoa đứng trước ngồi chờ. Tôi ngồi ngủ gật một lúc mới tới lượt cậu ta, khi ra về đã thấy bó hoa của cậu ta nằm trong thùng rác. Về đến nhà cậu ấy chỉ tay lên trời thề rằng: Ông sẽ về Việt Nam lấy vợ. Có lần gặp con nhỏ lại thích tôi hơn thằng kia, sau lưng thằng kia cứ đòi tôi đến chơi, tôi cũng rét lắm, ở nước ngoài tình yêu còn mạnh hơn Romêo và Juliet, sẵn sàng rút gươm ra bất cứ lúc nào.

Ở Đức kiếm việc làm là điều khó khăn, làm việc chuyên môn mà không biết tiếng thì chẳng ai nhận, còn việc tay chân nếu có thì cũng chỉ vài bữa là tôi bỏ vì mình cũng chẳng đủ sức mà làm. Ở đây thật sự là bình đẳng, người Việt với nhau không chú ý nhiều tới học vị, chỉ cần anh biết tiếng và có việc làm, cuộc sống đơn giản hơn trong nước, ít va chạm với xã hội hơn. Chính vì vậy mọi người cũng chẳng quan tâm tôi là ai, việc làm không có, sức khỏe thì yếu, tiếng Đức lại cũng không, thỉnh thoảng có mặt ăn nhậu để mua vui cho mọi người.

Tôi đã phải tự học tiếng Đức, tài liệu không có phải học từ tiếng Tiệp và tiếng Anh qua ( Hồi ở Tiệp tôi đã chuẩn bị tài liệu trước và nhờ bạn gởi qua sau). Học để đọc và viết thì không khó, khó nhất là nói và nghe vì không có môi trường thực nghiệm. Cách duy nhất là đi làm nơi có nhiều người Đức thì mới giỏi tiếng Đức được. Thế rồi dịp may cũng đến. Thằng lính cũ trong đội tôi ở Tiệp được tôi đưa sang Đức vẫn nhớ ơn mình đã tìm một việc phù hợp với sức khỏe tôi là bán kem, nhưng báo tôi phải lên thi tiếng Đức gấp. Cuộc tuyển chọn cũng chỉ toàn người nước ngoài và có một suất duy nhất thì tôi lại trúng tuyển. Tôi thay thế con bán kem cũ người Ba Lan. Công việc khá nhẹ nhàng làm việc từ 10h sáng đến 6h tối, tôi quản lý một xe kem lưu động bán trước một nhà hàng lớn, cũng là nơi dừng chân của tuyến đường xa lộ xuyên Châu âu. Mình tôi tự làm bột nướng vỏ bánh kem, xúc kem và quản lý tiền bán kem. Công việc vô cùng hứng thú, có khoảng 30 loại kem, thích thì ăn kem thoải mái. Hàng ngày khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến mua kem, tiền bo cũng kha khá ( không thua mấy em bán Cafe đâu nha). Từng đoàn học sinh từ Pháp, Ý, Anh và các nước Châu Âu ghé qua mua kem, tôi nhìn không chán mắt, họ đẹp không thể nào tưởng tượng nổi. Đây là thời kỳ lý tưởng để tôi học tiếng Đức. Báo và tạp chí của nhà hàng rất nhiều lại được coi miễn phí. Ngày nào tôi cũng đọc báo ảnh của Đức ( Bild Zeitung), sau 4 -5 tháng thì đọc được cả truyện ngắn mà không cần đến từ điển. Khả năng nói và nghe tăng lên rất nhiều, nó đã giúp tôi rất nhiều trong công việc sau này. Tới tháng 11 thì tuyết bắt đầu rơi, một mình tôi bán kem, một mình tôi ăn kem. Mùa đông đến quán kem đóng cửa, tôi bị phân công vào phòng rửa bát. Gọi là rửa bát nhưng toàn do máy làm, một cái máy cao sát trần dài khoảng 10 m chiếm phần lớn diện tích căn phòng. Một đầu đưa chén, bát, ly dơ vào thì đâù kia ra đồ sạch bóng, lại còn được sấy nóng hổi. Chỉ cần một người mà rửa bát cho một nhà hàng lớn lúc nào cũng tấp nập khách, mở cửa 24/24 giờ. Tám tiếng đồng hồ là 8 giờ tôi không có giây phút nào để nghỉ ngơi. Làm ở đây tôi mới thấy được tư bản Đức và tinh thần người Đức, một dân tộc thông minh và cần cù, có một tinh thần tự lập rất cao. Trong quán cũng có 4 -5 người Việt Nam, có mình tôi ở trong quán, còn lại đều ở ngoài quán, lúc rảnh tôi hay ghé chỗ họ chơi nên sống cũng khá vui.

Tôi nhớ mãi tối hôm đó nhận được tin không vui từ gia đình. Cuộc sống người Việt ở nước ngoài không giống như thiên đường trên phim ảnh mà chúng ta hay xem. Ở nước ngoài không thể nào biết rõ chuyện thực hư trong nước nên khi nghe những điều không hay dễ buồn và bực mình. Sáng hôm sau dậy sớm thì bị con sếp phó ( Con này mới vào làm là phó giám đốc quản lý lao động vẫn còn chưa quen tình hình làm việc ở đây) lôi tôi lên quát tại sao tôi lại đổ đá cục ra trước cửa nhà hàng để nó đông cứng lại thành một đống như vậy, nó còn bảo tôi là muốn đá tan ra trong mùa đông lạnh buốt hay sao. Tôi biết ngay là thằng Nam Tư đổ vì nó trực đêm. Xin nói thêm là người Việt ở đây do kém tiếng Đức nên hay bị bọn nước khác bắt nạt, nó làm cái gì không tốt thì lại đổ thừa cho người Việt Nam. Tôi nói với nó là bọn Nam Tư trực đêm nên nó làm, không phải tôi làm. Con sếp phó vẫn không nghe, nó bảo là bọn Nam Tư nói là tôi làm và tôi phải dọn ngay. Tôi bảo tôi không dọn thế là mụ ta quát lên: Không dọn thì nghỉ việc ngay. Tôi đã không nói thêm câu nào, lên lấy đồ và dời khỏi nhà hàng. Không ngờ ở Đức luật là luật, họ nói tôi tự ý bỏ việc nên Sở Lao Động không chứng nhận thất nghiệp cho tôi. Tôi phải quay lại quán điều đình. Ông giám đốc là người nhận và rất quý tôi cũng phải nói: Không có tôi thì Sếp phó là người có quyền, tôi cũng phải tôn trọng và không thể nào làm khác được. Đây cũng là bài học đối với tôi, ở những nước phát triển không phải mình cứ xử sự theo lý trí mà được, ở đây luật pháp rất rõ ràng mọi người đều phải theo pháp luật, vì thế người dân nào cũng có luật sư riêng của mình. Tôi đã bị trừ 3 tháng lương thất nghiệp, ba tháng đó vẫn phải trả tiền nhà cho xã hội. Tất cả hình phạt đều được xử bằng tiền và làm cho những người ngu cũng phải khôn ra.

Thời gian này nhiều chuyện không hay xẩy ra với tôi, chuyện gia đình làm tôi mệt mỏi nhất vì vậy tôi quyết định xin về nước. Xa nhà cũng đã 5 năm không biết việc làm trong nước thế nào nên tôi quyết định học vi tính. Thời kỳ này năm 1993 vi tính còn quá mới mẻ, tôi mua 1 máy đời đầu 281 bộ nhớ 256KB và ổ cứng có 8MB chỉ chạy được trên DOS. Tài liệu thì mua của Việt kiều bên Mỹ viết về Hệ điều hành DOS-7.0. Học xong tôi mua máy 381 bộ nhớ 1MB và học WIN 3.1. Có lẽ tôi là một trong những người đầu tiên ở Đức học Computer và tự học rất say sưa. Học xong tôi bán máy, bán ôtô lên Sở ngoại kiều xin về nước.

Không ngờ Sở ngoại kiều nói tôi không về được, thủ tục xin ở lại Đức đã xong, giờ tôi muốn về thì phải tiếp tục thuê luật sư xin cho tôi về. Việc này làm tôi cũng khá sửng sốt, bao nhiêu người muốn ở lại thì lại bị bắt về, còn tôi muốn về lại không được, có nhiều người cho tôi là đồ giở hơi. Lúc này tôi đã tự mình giao tiếp được với luật sư kể cả viết đơn mà không cần ai giúp đỡ, nên tôi cũng sớm biết kết quả của mình. Luật sư đã nói với tôi khó mà về trước 2 năm, ngay cả khi tôi nhờ Hội Hồng thập tự quốc tế can thiệp cũng chẳng ăn thua. Tôi hoàn toàn tuyệt vọng ở lại mà chẳng biết làm gì.

Vì không biết ngày về nên tôi xin học việc ở một công ty vi tính. Nếu thành công ở Đức sẽ là sự đổi đời vì rất hiếm người Việt nam làm được công việc kỹ thuật văn phòng tại Đức. Tôi học lắp ráp và sửa chữa vi tính. Thời kỳ đầu cài đặt vi tính phải làm thủ công nhiều chứ không tự động như bây giờ, lúc đó mới chỉ có win 3.0. Các thuật ngữ chuyên môn rất khó hiểu, tôi học chủ yếu bằng trí nhớ. Sau 3 tháng thì cũng thành thạo công việc, sau 6 tháng thì nhận được chứng chỉ hành nghề. Sau đó công ty còn nhận tôi làm việc tại công ty. Đây là thời kỳ hoàng kim của tôi ở Đức.

Vì cả huyện có Công ty vi tính của tôi là lớn nhất nên nhiều người biết đến tôi, người Đức cũng kính trọng mình hơn lúc bình thường. Ở Công ty có một người Đức giúp đỡ tôi rất nhiều, rất thân với tôi và thường xuyên mời tôi tới nhà chơi. Với người Việt thì cũng hoàn toàn thay đổi, trước kia chẳng giúp được ai, nhiều thằng nhìn mình rất coi thường, ở trong nước thì người ta hay gọi là nhìn đểu. Bây giờ tôi quen với một ông người Đức là ở Viện nông nghiệp hay có mối làm vườn và hái hoa quả nên nhiều người gặp tôi cứ luôn mồm .. Anh Thắng… Anh Thắng.

Tôi hay đến nhà người Đức sửa máy thấy nhu cầu máy rẻ rất nhiều, vì thế tôi hay đi chợ trời mua đồ cũ, mua màn hình cũ kết hợp với đầu vi tính mới và cài đặt phần mềm miễn phí bán lại cho người Đức, mỗi cái lời 200DM rất dễ dàng. Sau này có một anh Việt kiều khuyên tôi nên đăng báo người Việt nhận mua, bán , sửa chữa vi tính. Kết quả thật không ngờ, người Việt ở Đức và ở các nước Châu âu gọi điện rất nhiều, được đà tôi học thêm Word và Excel bằng tiếng Đức dạy lại cho người Việt. Tài liệu thì tôi nhờ người trong nước gởi qua rồi Foto bán lại. Tôi bận rộn suốt ngày và làm việc đầy hứng thú, đi đâu cũng được người ta chào đón, vừa vui vừa có tiền.

Phòng kỹ thuật với Giám đốc Công ty ( mặc áo đen) ( Chụp 1996 )

Đồng nghiệp ( Chụp 1996)

Đồng nghiệp ( Kirschembolanden 1996 )

Giám đốc Công ty ( Kirschembolanden1996)

Nơi làm việc trong Công ty ( Kirschemboladen 1996)

Giám đốc cùng các nhân viên phòng kỹ thuật (Kirschembolanden 1996)

Ly rượu chia tay Giám đốc trước khi trở về Việt Nam ( Chụp 1996 )

Rất nhiều kỷ niệm cảm động và đáng nhớ trong thời gian này, nhưng đã có một kỷ niệm đáng yêu hơn cả :

Biết rằng có người sẽ đến mà tôi vẫn hồi hộp. Khi cửa phòng vừa mở đập vào mắt tôi là một cô gái trẻ, mặc váy hồng, dáng người thon thả chẳng khác gì người mẫu. Tôi hơi ngạc nhiên vì cô ta chỉ đi tay không, không mang máy theo để sửa. Sau khi hỏi sơ qua về cách học vi tính thì cô ta chuyển sang hỏi tiểu sử của tôi. Cô ta thoáng ngạc nhiên khi biết rằng trước tôi học ở Tiệp chứ không phải Việt kiều lâu năm ở Đức, cô ta hỏi rất kỹ về việc tôi có được phép ở lại Đức không. Tôi chỉ nói là luật sư bảo tôi có thể ở Đức vĩnh viễn nếu mỗi tháng đóng 50DM cho ông ta. Tôi cứ thắc mắc cô ta đến đây bằng gì, khi ra về ngó xuống đường tôi thấy có một chiếc ô tô rất đẹp, có một thằng Tây còn trẻ mở cửa cho cô ta vào.

Cô ta nói ở cách chỗ tôi chỉ 30 cây số mà sao không một người Việt Nam nào nhắc tới tên cô ta, hỏi mấy thằng thanh niên ở đây thì cũng chẳng ai biết. Mãi sau hỏi một bà có tuổi ở trong nước mới sang thì lại biết rất rõ về cô ta, bà ta có quen biết chồng cũ của cô ấy. Chuyện của cô ta rất éo le và đầy bi kịch tôi không muốn kể ra đây, chỉ biết rằng cô ta từ Đông Âu qua đây tị nạn cùng chồng. Khi làm tiếp viên tại một nhà hàng cô ta đã quen được một thằng Đức, hiện nó là chủ một cửa hàng mua bán ô tô loại vừa, sau đó bỏ chồng và sống chung cùng thằng Đức này. Có một điều trớ trêu là thằng Đức không muốn cưới cô ta làm vợ, chỉ coi cô ta là một tình nhân yêu dấu mà thôi, cô ta rất sợ bị trục xuất về Việt Nam nên hướng tới một Việt kiều để có sự bảo lãnh.

Vậy cô ta đã tìm nhầm người, có lẽ nghĩ Việt kiều ở lâu thì mới biết vi tính. Còn tôi chẳng khác gì thằng Cuội ngồi gốc cây đa, tự nhiên có Hằng Nga đi đến, thế rồi không biết có phải tại duyên số hay không mà hai người lại gần gũi với nhau. Những lần sau cô ta chỉ đi một mình, mỗi lần lại một kiểu xe đời mới khác nhau,có một điều lạ nữa là cô ta lái xe rất giỏi. Cô ta cũng là sinh viên đại học bên một nước Đông âu, có một phong cách rất trí thức và lối ăn nói cũng khá phù hợp với tôi nên chúng tôi đã trở nên thân thiết. Cô ấy còn kể có mấy đứa bạn lấy chồng Tây cũng đang muốn tìm người Việt làm quen, cô ta khá am hiểu cuộc sống ở Đức, có tham gia vài hội đoàn của Đức và hiện giờ vẫn tiếp tục học tiếng Đức. Cô thường hay lái xe đưa tôi đến các trung tâm người Việt để sửa và dạy vi tính, với ai tôi cũng giới thiệu là bà xã, ai cũng trầm trồ ngưỡng mộ. Còn cô ta cũng tỏ ra thích thú, có lẽ do cuộc sống cách biệt với người Việt khá lâu nay hòa đồng trở lại nên cảm thấy vui vẻ. Tôi vô cùng tự hào khi nhìn thấy những ánh mắt ghen tị của người khác, có lẽ họ nghĩ tôi cũng tầm cỡ đại gia gì đó. Đôi lúc tôi cũng thấy nao nao trong lòng tự hỏi: Không biết có phải tôi đang yêu không, nếu tiếp tục thì sẽ đi đến đâu, trong khi đó chuyện gia đình của tôi ở Việt Nam rất buồn, xa cách lâu ngày việc chia tay là không tránh khỏi. Thế rồi mọi ý nghĩ lại tan biến, tôi lại vô cùng sung sướng khi ngồi cạnh cô tài xế yêu dấu của mình và công việc kiếm tiền diễn ra đầy suông sẻ.

Nhưng rồi bất ngờ ập đến, tôi nhận được quyết định của Sở ngoại kiều trở về Việt Nam. Việc tôi được về là do người nhà xin trực tiếp ở Việt Nam, còn tự chờ thì không biết tới bao giờ. Việc này làm tôi suy nghĩ ghê gớm. Lúc muốn về thì không cho, còn bây giờ cuộc đời đang nở hoa, việc làm ăn đang thuận buồm xuôi gió thì bắt về, về Việt Nam sẽ ra sao, tương lai thật mờ mịt. Nếu nhờ luật sư can thiệp thì việc ở lại cũng dễ dàng, nhưng gia đình tôi ở Việt Nam hối thúc rất nhiều chỉ sợ tôi không về. Cuối cùng thì tôi quyết định về, tôi thấy nhói lòng khi nghĩ đến cô ta rồi tôi tự an ủi: Thôi! Đó cũng chỉ là một cuộc chơi, một cuộc chơi sẽ có kết thúc buồn.

Khi gặp cô ta tôi nói tôi sẽ về Việt Nam vài bữa rồi qua, cô ta tỏ ra rất vui mừng muốn nhờ tôi ghé thăm gia đình cô ta ở Cần Thơ. Sau khi mua đồ ở siêu thị, tôi cùng cô ta ghé qua một trung tâm người Việt mà tôi thường lui tới để liên hoan chia tay. Trong buổi liên hoan tình cờ có một thằng bạn nói: Thế vợ con anh Thắng có ra sân bay đón không? Tôi sững sờ người không trả lời, mấy đứa bạn ngồi cạnh cũng trợn tròn mắt, cô ta liền quay sang hỏi tôi: Anh Thắng có vợ con rồi à? Thế rồi cô ta rời bàn tiệc xuống ô tô về một mình. Đúng là dấu đầu hở đuôi, buổi tiệc cũng tự động tan vỡ, mọi người ngậm ngùi chúc tôi về Việt nam an lành, còn cái thằng có câu hỏi vô duyên thì phải bịt hai lỗ tai lại để không nghe thấy mọi người chửi.

Đêm đó tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Không biết cô nàng có yêu mình không mà phản ứng dữ vậy, cô ta thừa hiểu là đang có chồng Tây mà vẫn quan hệ với mình, rõ ràng chỉ là cuộc chơi thôi mà, có cái gì đó mập mờ khó hiểu. Cũng chẳng có nhiều cho thời gian thanh minh, tôi gọi điện giải thích: Vì gia đình anh gặp chuyện không vui, anh về giải quyết một số chuyện riêng và chuyện gia đình rồi sẽ qua gặp lại em. Nói xong rồi tôi cứ áy náy trong lòng “ Nói dối trắng trợn như vậy ông trời có phạt mình không nhỉ”.

Người ta bảo “ Khôn ngoan không lại được với giời”. cái này nó đúng vào cái số của tôi. Chờ từ 7h sáng cho đến 2h chiều hơn 100 người Việt lên máy bay, chỉ còn duy nhất mình tôi ở lại. Một cô nhân viên hàng không rất đẹp đến chào tôi và nói: Anh không nằm trong danh sách chính của chuyến bay, vé máy bay ưu tiên cho những người phải trục xuất về Việt Nam trước, chừng nào thừa vé thì anh mới được về, bây giờ chúng tôi chứng nhận và anh về trình lại Sở ngoại kiều. Thế là sáng sớm lên sân bay trở về Việt Nam thì tới đêm khuya tôi lại trở về nơi ở cũ ở Đức. Khi vừa mở cửa phòng thì thằng ở cùng phòng với tôi ú ớ hoảng sợ tưởng người chết trở về. Chúng tôi được một phen cười ra nước mắt.

Ngày hôm sau tôi định gọi điện ngay cho nàng mà chợt nghĩ làm gì mà về Việt Nam có 2 ngày đã sang rồi. Thế là tôi chờ khoảng 10 ngày sau mới gọi báo tin. Khi nghe giọng tôi cô ấy vô cùng mừng rỡ thốt lên: Anh đang ở Hà nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Tôi nói: Không! Anh đã qua lại Đức để chuẩn bị cưới em. Lúc gặp nhau cô ấy lao vào ôm tôi nghẹt thở, miệng rối rít: Sao anh không xuống Cần thơ. Tôi vội nói: Anh ít thời gian lắm, lo xong chuyện gia đình là qua với em ngay. Cô âý mừng lắm, cứ luyên thuyên kể chuyện từ hôm chia tay chẳng thiết đi đâu nữa. Còn tôi cứ bối rối thầm nghĩ: “ Thắng ơi! Sao mày đóng phim giỏi thế, bộ phim này đi quá xa, không còn kiểm soát được nội dung nữa rồi”.

Việc làm ăn được nối lại, cô ta lại chở tôi đi khắp nơi với niềm hân hoan còn lớn hơn trước, mỗi khi tôi giới thiệu cô ta là bà xã trước mặt mọi người thì cô ta lại cười ngất ngất có vẻ vui lắm, thấy cô ta vui tôi cũng vui theo, chẳng có gì phải suy nghĩ cho mệt óc. Tôi nghĩ ít nhất phải 6 tháng sau mới có chuyện về nước, nên tôi chẳng có gì phải vội vàng. Có lúc tôi hỏi cô ta như đùa: Nếu anh với em là vợ chồng thì sẽ thế nào? Cô ấy lườm lườm tôi nói: Nhưng chúng mình sẽ ở đâu ?. Ở đâu ? Tôi nhắc lại: Thế chúng mình ở trong chiếc ô tô này không được sao. Cô ta bật cười nguýt tôi: Em không dỡn đâu nha.

Cái gì đến thì nó sẽ đến! Và lần này cái bất ngờ nó lại đến. Cầm quyết định bay về Việt Nam linh tính báo cho tôi biết lần này sẽ về thật sự. Vậy là chỉ hơn hai tháng sau lần bay hụt đầu tiên thì nỗi buồn lại đến, lần chia tay này sẽ là mãi mãi. Nghe thông báo về nước cô ta đến đón tôi bằng một chiếc xe thể thao màu đỏ. Mở cửa xe cô ta nở một nụ cười châm chọc: Anh sướng thật! Thích về Việt Nam lúc nào cũng được. Tôi lầm lì chẳng nói câu nào. Thật bất ngờ cô ta chở thẳng tôi tới nhà cô ta đang ở, đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi ở trong căn nhà này.

Giữa phòng có một cái bàn lớn đặt một chiếc vi tính mới cứng mà chắc chủ nhân của nó cũng chưa biết sử dụng như thế nào. Sát tường là một bể cá lớn trên có những cây leo, trong bể là những con cá vừa to, vừa dài và cả những con rùa nhỏ tí xíu. Ngoài phòng khách, bếp còn có hai phòng ngủ và một toa lét. Cô ta nói chỉ một mình cô ta ở đây. Tôi nhẩm tính thằng Tây bỏ tiền ra thuê nhà này cũng phải 1000 DM/tháng, người Việt mấy ai dám chơi sang như vậy.

Nhìn căn hộ đẹp như vậy tôi cũng hơi chạnh lòng. Nhà đẹp vậy tại sao cô ấy vẫn thích mình, thích được nói chuyện, được đi chơi với mình. Phải chăng thằng Tây nó không chịu lấy nên cố quen với anh Việt Kiều nào để còn được ở lại. Cũng không hẳn như vậy, rào cản lớn nhất vẫn là ngôn ngữ bất đồng. Trong cuộc sống đôi lúc cũng muốn tâm sự, muốn nói ra những suy nghĩ thầm kín của mình, và cũng rất cần có người nghe, người hiểu, người chia sẻ tình cảm với mình. Cô ta sống từ nhỏ ở Việt Nam nên dù giỏi tiếng đến mấy cũng không thể diễn tả hết ý nghĩ của mình cho Tây hiểu được và cũng không hiểu hết được suy nghĩ thầm kín của người Tây. Không hiểu nhau nhiều cũng có cái hay, không biết những tật xấu của nhau hoặc không biết về quá khứ của nhau, có những người như thế lại cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Nhưng một người sống nặng tình cảm như cô ta, như vậy lại là một điều không thanh thản. Gặp tôi cô ta có thể tâm sự mọi điều, có người đồng cảm với ý nghĩ của mình, tôi biết một người sống nội tâm như cô ta thì việc thỏa mãn được một cuộc sống hoàn hảo không phải là điều dễ dàng. Lúc đầu nghe người khác đồn này nọ tôi cũng có chút mặc cảm với H, nhưng gần nhau một thời gian tôi thấy H có những điểm rất phù hợp với mình. Khi đã mến nhau tôi cũng đã có những giằng co dữ dội, tôi cũng biết rằng rồi sẽ dời xa H mãi mãi vì ý muốn về Việt Nam của tôi vẫn không thay đổi, dù rằng sắp tới sẽ có một tương lai buồn.

Chúng tôi nói với nhau rất nhiều truyện. Tôi hỏi H : Vậy em có nhiều bồ không? . H có vẻ phật ý, không trả lời tôi ngay, cười cười rồi nói : Cộng thêm cả anh nữa thì là 1. Tôi liền trả lời: Anh biết hết rồi, nhưng anh chẳng nói đâu. Nghe vậy H nói luôn: Vậy em cấm anh không được hỏi thêm nữa. Tôi muốn để H tự kể về thằng Tây của mình mà H không muốn nói nên tôi cũng thôi. Rồi tôi nắm tay H bóp thật mạnh, cả hai cùng cười lên nắc nẻ, H nói trong hơi thở : Em biết anh muốn điều tra gì rồi, nhưng em chẳng nói đâu. Chúng tôi lại cười to hơn nữa, tôi tiến lại gần ôm eo hôn lên má nàng. H kể rằng một người Đức họ tham gia rất nhiều hội đoàn, đa số là các hội đoàn tự nguyện cho công tác xã hội, bản thân H cũng tham gia “ Hội những người cứu nạn giao thông” Ngoài ra còn hội “ Bảo vệ cây xanh” , mọi người đều tự nguyện bảo vệ rừng và đóng góp theo khả năng. H nói điều này tôi thấy thật đúng. Nước Đức hiện đại nhưng lại rất nhiều cây xanh, đâu đâu cũng thấy những khu rừng nhỏ xen kẽ giữa thôn quê và thành phố, rồi giữa các thành phố với nhau, chỗ nào ta cũng thấy những bãi cỏ xanh mướt mà ở Việt Nam chỉ trong sân đánh Gôn ( Golf) mới có. Tôi cũng rất khâm phục khả năng hiểu biết về cuộc sống và con người nước Đức của H, mặc dù H ở Đức chưa bao lâu. Tôi chợt nhớ ai đó bảo rằng chồng cũ của cô ta tiếng Đức rất kém lại sống khá gia trưởng nên hai người không hợp nhau. Trời càng về khuya chúng tôi vừa xem tivi vừa nói chuyện, rồi cô ta đi nấu một chút đồ ăn nhẹ cho hai người.

Tôi ngồi một mình suy nghĩ mông lung, 3 giờ sáng mai tôi phải ra sân bay mà giờ này còn ở đây, trong lòng vô cùng sốt ruột. Lúc đó khuya lắm rồi tôi bảo cô ta chở tôi về để mai còn kịp ra sân bay. Cô ta rất ngạc nhiên nói: Sao anh lại phải về.

Đầu óc tôi như căng ra: Anh nói thật đấy, mai anh phải về rồi mãi mãi không gặp em nữa đâu, vừa qua anh đã đùa giỡn với em. Anh thật sự xin lỗi em. Nghe vậy cô ta cười lên khanh khách: 3 giờ sáng anh phải ra sân bay mà giờ này vẫn bình thản như vậy à! Anh thiệt là xạo quá đi, tối nay em không cho anh về đâu.

Nghe vậy tôi hết hồn, giọng nói như lạc trong nước mắt: Không! Anh nói thật đấy, anh không về ngay thì không kịp ra sân bay đâu. Anh thật sự xin lỗi em, em đưa anh về ngay đi.

Dọc đường đi tôi kể cho cô ta nghe vì chuyện gia đình nên tôi xin về Việt Nam mặc dù tôi được ở lại. Tôi xin về nước trước khi quen cô ta. Tôi kể cho cô ta nghe thời gian đầu tôi xác định chỉ là cuộc chơi, nhưng càng về sau tôi càng yêu mến cô ta thực sự, tuy nhiên tất cả là muộn màng khi tôi có quyết định về nước, sau này tôi đã phải nói dối cô ta vì thực sự sợ mất cô ta, thời gian bên cô ta tuy ngắn ngủi nhưng tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Cô ta chỉ im lặng không nói một câu nào, đôi mắt thỉnh thoảng nhìn qua tôi. Khi xuống xe tôi ôm hôn cô ta thật lâu, nước mắt dàn dụa, mắt tôi nhìn thẳng vào mắt cô ta, vào khuôn mặt cô ta để lưu nhớ suốt đời hình ảnh thân thương ấy trong bộ nhớ của mình. Tôi thì thầm: Em ạ! Chúng mình không còn gặp nhau nữa đâu, mãi mãi xa nhau thật rồi. Em đừng giận anh nhé! Anh thật sự xin lỗi em. Cô ta cứ đứng sững người nhìn tôi rồi bất ngờ ôm tôi xiết thật chặt, có tiếng sụt sịt nho nhỏ, tôi bàng hoàng đẩy nhẹ cô ta ra rồi quay mặt bước vào nhà. Tới cửa quay lại tôi còn thấy bóng cô ta đứng im dưới màn đêm tĩnh mịch.

Thành phố Frankfurt là trung tâm tài chính của nước Đức, nơi đây có rất nhiều nhà cao chọc trời, ở đây cũng có một sân bay Quốc tế thuộc loại lớn ở Châu Âu. Máy bay lượn một vòng quanh thành phố rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm, tôi thẫn thờ nhìn qua ô cửa sổ : Nước Đức thân yêu ơi! Vĩnh biệt. Từ nay sẽ không còn được trở lại nơi này nữa rồi.

Sau 9 năm tôi lại trở về Việt Nam. Về Việt nam tôi định sẽ gọi điện cho H, nhưng thật đáng buồn quyển sổ địa chỉ của tôi có lẽ đã để quên trong lần ra sân bay đợt 2. Tôi đã hỏi thăm nhiều người, nhưng ở vùng đó gần như H không quan hệ với ai ngoài tôi ra, nên tôi và H đã xa nhau vĩnh viễn. Mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy có cái gì đó buồn buồn và luyến tiếc. Không hiểu lần đó H có thù ghét hay oán trách gì tôi không. H biết không! H đã mang lại cho tôi những kỷ niệm êm đềm nhất trong 6 năm tôi sống tại Đức. Cám ơn H nhiều lắm.

Bác Thắng bế Milan mới sinh đầu năm 1991 tại Đức và ảnh Milan về thăm Hà nội 2004

Trong trại tị nạn ở Đông Đức (1991)

Chụp chung 2 nhà truyền giáo Mỹ ở Đông Đức (1991)

Cậu em trong Đội lao động ở Tiệp đã xin cho tôi làm ở Quán ăn Đức (1993)

Phòng ở của những người Việt nam làm chung trong quán ăn Đức (1993)

Chụp tại nhà ở người Việt nam làm chung trong quán ăn Đức (1993)

Đám cưới Việt kiều (1994)

Văn nghệ ngày Tết (1992)

Ăn Tết đầu năm (1995)

Một người bạn (1995)

Các cặp tình nhân và một kẻ cô đơn (1992)

Một người bạn từ Sài gòn ( 1995)

Đón tết ta 1993


Người bạn cùng phòng chúc Tết Tây 1994









 

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips
Zalo
Zalo
favebook