Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 36
  • Hôm nay : 1386
  • Tháng này : 63642
  • Tổng truy cập : 8487012
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Khí công thở bằng não

THỰC SỰ PHÁP LUÂN CÔNG LÀ GÌ ?

THỰC SỰ PHÁP LUÂN CÔNG LÀ GÌ ?

                   Khi tôi viết câu chuyện “ Điều khiển khí trong cơ thể con người” thì đã nhận được nhiều  ý kiến của bạn đọc từ các nơi gởi về: Họ muốn tìm hiểu và học phương pháp này.

            Khi dạy thử cho 1 số người thì tôi lại vô cùng lúng túng vì không biết diễn tả làm sao cho người ta hiểu. Tôi mới chỉ viết chuyện chứ chưa viết ra một phương pháp để dạy học. Đây là phương pháp tôi tự nghĩ ra và đúc kết hơn 30 năm luyện tập thành công trên cơ thể mình. Bằng phương pháp khí công này có thể làm chủ sức khỏe mình trong mọi tình huống, nhờ nó có thể chữa được cả những bệnh kinh niên, mãn tính, di truyền. Nhưng để truyền đạt cho mọi người hiểu lại vô cùng khó khăn, vì phương pháp này không copy dựa theo bất kỳ một phương pháp nào hiện có ngoài xã hội. Nếu muốn dạy lại cho người khác thì tôi phải viết được một giáo trình giảng dạy, và điều này tôi cảm thấy bất lực chưa biết làm thế nào.

            Vào cuối năm 2015 khi tôi đang ngồi trong nhà thì có một cậu bé đi qua ném tờ rơi vào trong nhà, nhặt lên xem thì đó là một tờ quảng cáo học “ Pháp luân công” miễn phí. Trước đây tôi có nghe sơ qua về môn này, nghe nói bên Trung quốc cấm đoán rất dữ và ở Việt nam cũng bị ngăn cản. Tuy nhiên thực sự tôi vẫn không biết gì về nó và không hiểu nó là môn gì. Tra trên mạng tôi đã tải về đầy đủ cả phần lý thuyết lẫn thực hành, tôi rất ngạc nhiên môn này đã có hàng trăm triệu người trên thế giới học theo, chủ yếu là bên Tàu.

Khi đọc phần lý thuyết thì tôi cứ thắc mắc là nó không liên quan gì đến các bài tập thực hành, nó không giải thích môn này phải tập như thế nào. Lý thuyết chủ yếu nói về tính “Chân Thiện Nhẫn”  đối với người tập, nội dung thì đa phần dựa theo triết lý của phật giáo nhưng nó lại có phần duy tâm, khuyên người ta sống theo một suy nghĩ bảo thủ xa rời với cuộc sống bình thường của con người. Nó khuyến khích người ta quên đi tất cả mà phải sống theo quan niệm “ Chân, Thiện, Nhẫn”, nếu đạt được điều đó thì con người mới tập trung cho việc luyện khí được. Nó coi những người sống trái với điền này đều trở nên không tốt, bởi trong cuộc sống luôn luôn có một đấng tối cao nào đó dìu dắt và kiểm soát mình. Những người tin theo lý thuyết này sẽ dẫn tới việc thần phục Giáo chủ Lý Hồng Chí, người sáng lập ra môn phái này, tin rằng ông ta có khả năng sáng tạovà sẽ là người duy nhất dẫn dắt mình trong cuộc sống. Lúc đầu tôi không hiểu tại sao họ lại làm như vậy, sau này hỏi những người hiểu biết sâu về môn này tôi mới biết đó là hình thức tu tâm. Điều này có ý nghĩa là muốn tập khí thành công thì trước tiên trong đầu phải loại bỏ hết ý nghĩ bị tác động do môi trường xã hội chung quanh tạo nên, chỉ suy nghĩ theo một chiều xoay quanh lý thuyết “ Chân Thiện Nhẫn”

            Khi đọc tới phần thực hành thì tôi thấy có 5 bài tập cơ bản, các bài tập đều khá đơn giản không có gì là khó. Có một điều làm tôi rất ngạc nhiên là lối tập Pháp luân công dựa trên cơ sở nhân điện, nó rất giống như cách tập thở lúc ban đầu của tôi. Tuy nhiên cách này dùng hai bàn tay để đưa khí chạy đi toàn thân và cuối cùng thường kết thúc ở vùng đan điền. Cách tập này cơ bản vẫn dựa theo cách tập khí công truyền thống, nó khác biệt so với các môn khác là kết hợp thêm phương pháp tu tâm “Chân Thiện Nhẫn”, loại bỏ được những ý nghĩ khác trong khi tập, làm người ta tập trung tập tốt hơn và có tác dụng cao hơn. Lý thuyết tu tâm “Chân Thiện Nhẫn” của Pháp luân công nó cũng giống như một hình thức thiền để cho con người ít suy nghĩ hơn, làm cho hệ thống cơ bắp và thần kinh ít hoạt động hơn, làm cho não bộ hoạt động ít hơn, do đó khí được hấp thu trên não và cơ thể được tốt hơn. Tuy nhiên cách suy nghĩ như vậy làm cho người ta quên đi cuộc sống hàng ngày, dễ vướng vào lối suy nghĩ duy tâm mang tính ảo giác hoang tưởng, nó cũng làm thần thánh hóa vào một đấng bề trên là Lý Hồng Chí người sáng lập ra môn phái này. Triết lý “ Chân Thiện Nhẫn”  mang nhiều màu sắc của phật giáo, nhưng lại được người viết hướng theo một hướng nhất định theo kiểu sùng bái cá nhân, nó mang tính cưỡng ép cho nên nó dễ gây ra tính xung đột với các hệ tư tưởng khác, đặc biệt với những hệ tư tưởng mang tính bảo thủ, tôn sùng cá nhân. Có lẽ vì thế nó đã xung đột dữ dội với hệ tư tưởng cộng sản mang màu sắc Trung hoa và bị Đảng cộng sản TQ tìm cách tiêu diệt. Đây cũng là lối suy nghĩ mang tính đặc trưng của người Trung Quốc, mang tính cuồng tín, tâm linh, huyền bí.

Pháp luân công ở Trung Quốc

Điều kiện cơ bản của thiền là thả lỏng cơ thể và đầu óc không suy nghĩ gì. Phương pháp “ Pháp luân công” kết hợp với hình thức tu tâm “Chân Thiện Nhẫn” sẽ đạt được những kết quả nhất định mà các phương pháp khác không có được. Tuy nhiên người ta sẽ phải trả giá đắt cho phương pháp này. Người tập dễ sa đà vào lối suy nghĩ mang tính duy tâm, xa rời cuộc sống đời thường, coi việc tu tâm “Chân Thiện Nhẫn” là quan trọng hơn tất cả mọi việc, làm con người ta mất rất nhiều thời gian cho tập luyện, kết quả cũng rất chậm. Các bài tập thực hành đều dựa trên cơ sở nhân điện bằng cách chuyển động chậm rãi hai bàn tay, giúp cho khí luân chuyển trong người một cách hài hòa, cuối cùng khí thường kết thúc ở vùng đan điền. Đây là lối tập truyền thống để nâng cao nội khí của con người. Tập theo Pháp luân công làm người tập mất rất nhiều thời gian, kết quả chậm vì nó vẫn chưa phản ánh đúng được bản chất về khí công và không có khả năng điều khiển khí trong cơ thể con người.

            Phương pháp “ Thở bằng não” của tôi khởi nguồn cũng tập giống như Pháp luân công bằng cách điều khiển khí bằng hai bàn tay. Sau này phát triển lên chỉ dùng một bàn tay, bàn tay còn lại được thay thế bằng bộ não, đó chính là điện cực thứ 2 . Như vậy khí không chỉ tập trung ở Đan điền mà còn tập trung ở Não bộ. Khí đi qua não giúp ta cảm nhận được khí chạy trong cơ thể như thế nào và qua đó ta sẽ làm chủ và điều khiển khí chạy trong cơ thể người. Cho đến nay phương pháp “Thở bằng não” đã hình thành 3 cách thở: Thở giữ khí – Thở trên não – Thở thuận chiều. Lối thở giữ khí cũng giống như lối luyện thở ngoài xã hội hiện nay nhưng có phần sửa đổi cơ bản, còn lối Thở trên não và Thở thuận chiều thì ngoài xã hội hoàn toàn không có. Phối hợp được 3 cách thở này giúp con người phòng và chữa bệnh, làm chủ được sức khỏe mình mà không phải dùng thuốc. So với Pháp luân công thì nó hiệu quả hơn rất nhiều. Trong vấn đề tu tâm “ Chân Thiện Nhẫn” giúp cơ thể hấp thu khí hiệu quả, thì phương pháp “ Thở bằng não” được thay thế bằng cách hướng ý nghĩ theo hơi thở làm không ảnh hưởng đến lối suy nghĩ hàng ngày của người tập, không làm xáo trộn sinh hoạt hàng ngày của con người trong khi tập mà vẫn đảm bảo khí hấp thụ vào cơ thể tốt nhất. Người tập chỉ cần tập 20 phút thì đã bằng người ta tập Pháp luân công trong 2 tiếng đồng hồ. Khi đã quen thì bạn không cần tập luyện hàng ngày nữa mà lúc đó chỉ tập khi cơ thể mình cảm thấy cần.

Khí công “ Thở bằng não” tại Cung văn hóa lao động TP.HCM

Những môn khí công truyền thống như yoga, dưỡng sinh, võ thuật vv…nó đã tồn tại hàng ngàn năm, hàng trăm năm nay, cho nên để tiếp thu một môn khí công mới thì đối với mọi người không phải là điều dễ dàng.

Phương pháp “ Pháp luân công” ra đời trong thời gian ngắn nhưng đã thu hút được nhiều người theo là vì nó khéo léo lồng ý nghĩ tôn giáo vào trong lý thuyết tập, nó được phổ biến ở những nơi đông cộng đồng người Hoa và những người theo Phật giáo, tuy nhiên nó cũng để lại những hậu quả không tốt nào đó cho cá nhân và xã hội. Trong thời đại ngày nay tập khí công cần có kết quả nhanh, không mất nhiều thời gian và không gây xáo trộn trong cách sống và cách suy nghĩ của bạn. Người dạy khí công phải là người thực hành hiệu quả với môn dạy của mình.

Tôi dám đưa ra những nhận xét về “Pháp luân công” là vì tôi cũng đã trải qua cách tập của nó và biết được nó tác dụng thế nào, tôi tin chắc rằng  môn khí công “ Thở bằng não” sẽ đáp ứng được những đòi hỏi hiện nay của xã hội hiện đại. Dù sao tôi cũng cám ơn Pháp luân công, vì qua nó tôi đã viết nên được giáo trình giảng dạy môn khí công của chính mình.

Nguyễn Toàn Thắng

Tel: 0908974574

Web: thobangnao.com

         thobangnao.vn

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips