Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 66
  • Hôm nay : 2460
  • Tháng này : 64716
  • Tổng truy cập : 8488086
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Máy bay từ từ hạ cánh xuống đường băng Tân Sơn Nhất. Cảm giác của tôi lúc này là nắng, nắng và nắng. Khi đi Hà Nội đang mùa đông thời tiết lạnh và khô, khi xuống sân bay tôi phải cởi hết áo ấm vì nóng, nắng phản chiếu từ mặt sân bay gây nên nóng bức dữ dội, những ánh nắng sáng và nhẹ dưới một bầu trời xanh ngắt đã gây cho tôi cảm giác lâng lâng và có một cái gì đó háo hức đang chờ đợi.

Điều tôi quan tâm đầu tiên đó là khí hậu, ban ngày thì nóng còn ban đêm gió từ biển thổi vào thật là mát mẻ. Cái quý nhất đối với tôi là không có mùa đông, không còn lo những đợt gió mùa đông bắc tràn về, không còn lo những cơn khó thở và những buổi sáng sớm làm mình không ngủ được. Điều đáng mừng nhất là ngày nào tôi cũng có thể tắm được, cứ sau khi tắm tôi lại có cảm giác khoan khoái dễ chịu khỏe lên rất nhiều.

Thủ đô Hà Nội yêu dấu, nơi tôi sinh ra đời, đã cho tôi dòng máu kiêu hãnh của một người Hà Nội. Nhà tôi đi bộ ra Hồ Gươm chỉ mất có 5 phút đồng hồ, tôi từng suy nghĩ không có gì thay thế được Thủ đô Hà Nội trong trái tim tôi, vùng đất này mãi mãi tôi sẽ không xa rời nó.

Nhưng khi tôi ra nước ngoài, khi đặt chân lên thành phố Sài Gòn thì tôi mới biết rằng mình đã lầm. Khí hậu nơi kinh kỳ hoàn toàn không phù hợp với tôi, một nơi nóng, ẩm, mưa nhiều, khí hậu khắc nghiệt luôn luôn là một nỗi ám ảnh với những người bị bệnh hen. Khi sống ở Châu âu tôi thấy khí hậu thật hài hòa. Khí hậu miền ôn đới còn lạnh hơn cả Hà Nội, có cả băng, tuyết nhưng không khí lại rất khô nên tôi không bị hen. Khi vào Sài gòn cũng vậy khí hậu thật ấm áp, tuy mưa nhiều nhưng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên độ ẩm không khí không cao, tôi cảm tưởng những tia nắng hàng ngày đã đẩy đi những hơi lạnh trong lá phổi mình, để lại cho mình những luồng không khí ấm áp thật là dễ chịu. Tôi biết rằng tôi đã gặp may khi có quyết định liều lĩnh chọn mảnh đất này làm quê hương của mình.

Đầu những năm 1980 cán bộ công nhân viên nhà nước sống theo kiểu bao cấp, cuộc sống vô cùng khó khăn. Trí thức cũ trước giải phóng làm việc trong cơ quan nhà nước thì chỉ tìm cách vượt biên, nhiều gia đìng sống bằng tiền viện trợ từ nước ngoài gởi về. Thời kỳ đầu tôi ở tạm trong một cơ quan, mà cơ quan này là chi nhánh của cơ quan bố tôi ở ngoài Bắc. Cơ quan mới cũng có khu tập thể, nhưng tôi không ở vì đi làm suốt ngày chẳng ai trông nhà rất dễ mất cắp. Thời kỳ đầu cũng khá bận rộn vì phải làm quen với cuộc sống độc thân, trong này chỉ có mình tôi, không có họ hàng thân thích gì nên mọi việc phải tự lập chẳng nhờ được ai.

Tôi cũng tìm hiểu chuyện vượt biên, nhưng với giá 2 cây vàng thì quá lớn đối với tôi, lúc đó 2 cây vàng là mua được cả một căn nhà mặt phố. Thời kỳ này nhiều người chỉ tìm cách vuợt biên, nhà bỏ trống rất nhiều, chẳng có ai nghĩ chuyện mua nhà nên nhà rất rẻ. Do vậy ý nghĩ vượt biên cứ lùi xa dần trong ý nghĩ của tôi và bản thân cũng thấy mình không bị hen nữa nên cũng không còn suy nghĩ nhiều về vấn đề này.

Thời kỳ đầu tôi làm ở cơ quan thiết kế của một cơ quan thuộc Bộ xây dựng. Trong cơ quan công việc thì ít, chủ yếu chỉ ngồi chơi và ngắm các cô gái ngồi soi gương trang điểm. Cơ quan thiết kế của tôi nằm trên lầu 6 của một ngân hàng mà khi giải phóng thì mới xây xong vẫn còn chưa sử dụng, các phòng được ngăn bằng kính nên có thể quan sát mọi người ở tất cả các phòng. Ở đây nhân viên nữ rất đông, chủ yếu là con gái miền Nam đã học hoặc làm việc trước giải phóng, tất cả đều mặc áo dài, cô nào cũng đẹp làm tôi cứ tò mò nhìn không chán mắt. Con gái Miền Nam dáng người thật đẹp, gọn gàng hơn con gái ngoài Bắc và có giọng nói thật dễ nghe. Ban đầu do nghe giọng nói chưa quen và còn mặc cảm với bệnh tật của mình nên tôi dụt dè lắm, nhìn ngắm thì nhiều mà chẳng dám làm quen. Trong cơ quan cũng chia ra hai khu Nam và Bắc. Tới buổi trưa thì đám người Bắc lôi mỗi người một lon cơm guygô ra ăn, còn mấy cô người Nam kéo nhau xuống chợ cũ Sài gòn ăn bún bò hoặc hủ tíu. Hồi này không có những quán cơm bụi rẻ tiền, cơm hàng rất mắc, phải là dân có tiền mới ăn được. Đôi khi tôi cứ tự hỏi : cái bọn này tiền ở đâu ra mà đi ăn suốt ngày.

Chính trong thời gian này tôi có nhiều thời gian nhất để đọc các sách về y học như bộ Châm cứu học ( 2 quyển), Bài giảng Đông y ( 2 quyển), rồi những sách nói về cơ thể con người ( Giải phẫu học) để hiểu thêm chức năng hoạt động các bộ phận cơ thể con người. Thời kỳ này Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh phát triển rất mạnh mẽ. Hồi đó có thành lập Câu lạc bộ Y học dân tộc do cụ Định Ninh Lê Đức Nhiếp làm chủ tịch. Câu lạc bộ phát hành đều đặn những quyển sách nhỏ nói về cách chữa bệnh bằng Đông y do các Bác sỹ và Lương y nổi tiếng trong thành phố viết. Cụ Định Ninh Lê Đức Nhiếp đã 80 tuổi, là chủ tịch Câu lạc bộ Y học dân tộc của thành phố thường viết sách nói về kinh nghiệm chữa bệnh của mình, tôi rất thích đọc sách của cụ, đặc biệt là cách lý luận của cụ đều dựa trên thực tiễn, cách phân tích bệnh lý rất dễ hiểu, kiến thức thật uyên thâm. Rất tiếc là cụ chữa bệnh chủ yếu là bằng thuốc nam và thuốc bắc khác với sự quan tâm của tôi là chữa bệnh không dùng thuốc, nên tôi chỉ học cách lý luận ở cụ mà thôi. Vì bệnh hen thường liên quan đến khó thở, viêm họng, đau đầu, chóng mặt và hay bị sốt cao nên tôi hay quan tâm đến điểm huyệt, xoa bóp, châm cứu và cách thở. Trong điểm huyệt xoa bóp thì chỉ khi nào bị bệnh tôi mới làm, nó chỉ có tác dụng trong việc chữa nhức đầu và giảm sốt, còn bệnh khó thở thì cũng chẳng tác dụng là bao. Còn châm cứu tôi cũng thực hành rất nhiều lần, nhưng để tìm đúng huyệt lại quá khó khăn, và cứ vừa xem sách vừa tìm huyệt thì tôi chẳng có tí năng khiếu nào cả. Nói chung cơ thể tôi vẫn không đủ sức chống lại cái nóng của thành phố, dù không hen nhưng bệnh viêm xoang hành hạ không lúc nào yên.

Trong những quyển sách đó tôi đặc biệt chú ý đến quyển “ Tâm tình với người già suy thận”. Sách viết rằng : Có một ông cụ bên Trung Quốc sống đến 600 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, đặc biệt trong khoản yêu đương trai gái thì thanh niên còn thua cụ xa. Cụ có bí quyết khi đạt đến đỉnh cao sung sướng mà vẫn không xuất tinh, một phần tinh dịch của người đàn ông lại quay ngược lại nuôi dưỡng cơ thể, vì thế con người mới đạt đến sự trường sinh bất tử. Chuyện này cứ ám ảnh tôi, sau này có vợ, có quan hệ yêu đương thì tôi thấy chuyện đó chỉ có trong huyền thoại. Nhưng hơn 30 năm sau khi đã thành công trong việc luyện khí thì lời người xưa nói cũng không sai, tuy có phóng đại mang tính chất huyền bí một chút. Chuyện này tôi sẽ nói ở mục sau.

Đoạn trước tôi đã nói về “ Định luật bảo toàn bệnh tật”. Ở Sài gòn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy không hen nhưng lại xuất hiện những bệnh khác. Tôi cứ thấy cơ thể mình luôn luôn tiềm ẩn mọi bệnh tật, không bị bệnh này thì cũng bị bệnh kia. Hồi đó kiến thức y học của tôi còn quá ít nên tôi không thể lý giải được tại sao. Mấy triệu chứng cứ thường xuyên xẩy ra: Đau họng, sổ mũi, nhức đầu. Cứ buổi sáng là tôi hắt hơi sổ mũi hàng giờ đồng hồ, ngày nào cũng vậy nước mũi ở đâu ra mà nhiều thế. Rồi thỉnh thoảng hay bị sốt cao kèm theo chứng nhức đầu, tôi có đi khám viêm xoang nhưng chữa bằng Tây y thì không bao giờ khỏi được. Tây y đã chữa được bao nhiêu bệnh hiểm nghèo nhưng với mấy bệnh mãn tính thông thường thì lại bó tay, mấy anh mắt xanh mũi lõ cứ phải nhìn thấy con vi trùng to tướng thì mới chữa được bệnh. Đôi lúc tôi thường thấy đau nhói vùng tim, rồi bệnh đau khớp vùng hông bên phải từ thời sinh viên đá bóng thỉnh thoảng tái phát làm đi lại rất khó khăn, tôi cứ thấy nửa người bên phải vùng lưng và bả vai hay đau nhức, đứng lâu hoặc ngồi lâu là tê hai bàn chân. Có lần đi khám bệnh viêm xoang, bác sỹ phát hiện tôi bị vẹo vách ngăn và nói đây là nguyên nhân chính gây ra viêm mũi và khó thở, nhưng sau ca phẫu thuật ở Bệnh viện Chợ Rẫy thì bệnh tật lại trở về như cũ , những bệnh mãn tính tương tự mà chữa bệnh theo Tây y sẽ là một bài ca luôn luôn buồn.

Tôi châm cứu thường không có kết quả mấy nên thường điểm huyệt xoa bóp nhiều hơn. Tôi có đọc sơ qua về Giải phẫu học và chú ý đến hệ gân và cơ bắp của cơ thể con người. Những cơn đau thường xuất hiện do sự co kéo của các vùng cơ bắp khác nhau và dùng điểm huyệt xoa bóp thì có kết quả hơn. Hồi đó tôi có hay mua một loại thuốc chế từ thảo dược Việt Nam là “ Xuyên tâm liên” uống và trị đau cơ và vùng ngực thấy có nhiều kết quả. Tôi nhớ lại một lần bị sốt rất cao, giữa trưa nằm trong căn phòng nóng như lửa, tôi đã nghỉ làm mấy hôm mà bệnh vẫn không khỏi, thuốc uống vào gần như không có tác dụng, lúc đó tôi áp dụng mấy bài điểm huyệt mà không đỡ. Thế rồi tôi đưa tay lên xoa và day day những khối cơ ngực, tự nhiên thấy vài điểm đau nhức và giật giật, có một luồng khí chạy lên nghẹn lấy cổ và ho hắt ra, rồi thấy khí tràn vào ngực, hơi thở sâu và dễ chịu, người toát đầy mô hôi, bệnh sốt giảm đi trông thấy, có luồng khí tràn lên đầu làm tôi thiếp đi, khoảng hai tiếng sau tỉnh giấc thì thấy mình đã hoàn toàn khỏi sốt. Như vậy tôi đã rút ra kinh nghiệm vừa xoa vừa day các khối cơ bắp trong người nó sẽ tác dụng hơn điểm huyệt rất nhiều.

Đọc sách rồi lấy cơ thể mình ra thực hành, đủ các loại kim châm cứu dài ngắn khác nhau đều được tôi châm vào cơ thể mình. Đầu tiên thì có thấy đau và sợ, chỉ sợ trúng vào huyệt tử thì chết lúc nào không hay. Nhưng châm riết rồi cũng quen, cũng chỉ là chọc kim vào thịt nhưng không đau như tiêm bình thường đâu, nếu gặp huyệt bị bệnh thì mới thấy đau tê tê một cách dễ chịu. Nói chung là kết quả cũng chẳng khá lên, có lúc thì đỡ hơn nhưng vài ngày bệnh tật lại như cũ, lúc đó thì tôi chỉ nghĩ là mình châm chưa đúng huyệt, sau này khi đã cảm nhận được khí trong người thì mới biết rằng các thầy thuốc chủ yếu là châm mò, châm theo sách vở, châm bằng kinh nghiệm và thực sự không châm đúng theo yêu cầu bệnh tật và không biết chính xác huyệt nào cần châm. Sau này tìm ra cách châm cứu xương hàm tôi mới hiểu rõ về vai trò của châm cứu. Nếu châm đúng huyệt thì nó tác dụng ngay lập tức nhanh hơn bất kỳ loại thuốc nào đặc biệt khi chữa các bệnh cấp tính. Nhưng tìm đúng huyệt châm là vô cùng khó khăn, dựa theo sách vở là không chính xác, đồng thời xác định đúng vùng để châm đòi hỏi một người phải có kinh nghiệm thực hành nhiều. Trong châm cứu rất dễ đánh lừa người bệnh vì khí có tính chất liên thông, nó có tính chữa bệnh ảo, châm vùng này làm giảm bệnh vùng khác nhưng sau đó bệnh lại như cũ vì thực chất bạn không tìm đúng vùng bệnh để châm. Cho đến giờ tôi thấy người ta áp dụng cách chữa này không hiệu quả và hình như ngày càng ít người đi bác sỹ châm cứu bằng những phương pháp cổ điển.

Trước kia do đá bóng tôi bị bong gân ở khớp háng gần bẹn, thỉnh thoảng nó xưng trở lại, đi lại rất khó khăn, một nửa cơ thể hệ thống gân cốt như bị kéo xuống, có lúc cảm thấy rất đau nhức. Khi đi khám Tây y, dựa theo xét nghiệm thì mọi cái đều bình thường, bác sỹ Tây y thường kết luận là tôi rất bình thường, chẳng làm sao cả. Thỉnh thoảng tôi vẫn phải dùng đến thuốc Tây y, chủ yếu là cảm cúm và chữa sốt cao, có lúc tức ngực như là bị đau tim phải uống cả Xuyên tâm liên. Uống vào là say thuốc, là mệt mỏi suốt cả tuần.

Có một thời tôi làm xây dựng ở một xí nghiệp dược phẩm. Hồi đó rất thiếu tiền mặt nên họ hay thưởng cho chúng tôi rượu xuất khẩu thứ thiệt sang các nước Đông âu. Hàng tuần chúng tôi lãnh hàng trăm chai rượu thuốc trăn, rắn, tắc kè. Theo chỉ dẫn mỗi ngày uống 1 ly nhỏ trước bữa ăn, nhưng đi nhậu thường xuyên lại đang tuổi thanh niên chưa vợ nên mỗi bữa tôi làm ¼ lít rượu thuốc 40o. Sau một thời gian bệnh đau cơ háng của tôi khỏi lúc nào không hay, khi khỏi rồi tôi cứ thắc mắc không biết có phải tại rượu thuốc không.

Một hôm tôi ra hiệu sách tình cờ mua được một quyển sách mỏng đầu đề là “ Tập dưỡng sinh”. Đây là cuốn sách hướng dẫn tập Dưỡng sinh của Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng nguyên Bộ trưởng Bộ y tế. Bác Hưởng đã nhiều tuổi có lúc bị đột quỵ, nửa người như đã bị liệt mà bằng cách luyện tập riêng đã vượt qua được bệnh tật và tiếp tục làm việc bình thường. Những điều bác Hưởng làm được là những điều tôi ao ước bấy lâu nay. Phương pháp của bác là tập thở Dưỡng sinh. Tôi đã đọc rất kỹ quyển sách này và tập theo những gì sách hướng dẫn. Tuy có khá hơn nhưng nói chung là vẫn không thành công. Sách đề ra những công thức hít vào bao nhiêu lần, thở ra bao lâu, rồi bụng phình ra làm sao, ngực nên thở thế nào, sách mang tính chất thực hành nhiều hơn là giải thích các nguyên lý về thở, sau này cũng có nhiều người viết về phương pháp thở khác nhau nhưng tôi thấy hai từ Dưỡng sinh là hợp lý nhất cho việc luyện khí nâng cao sức khỏe. Kể từ khi đọc sách “ Thở dưỡng sinh” của Bác Hưởng tới nay đã hơn 30 năm tôi mới hoàn thiện được cách thở riêng của mình, một kiểu thở mà tôi chưa thấy một sách vở nào hướng dẫn và tôi rút ra một kết luận là thở không nên theo một công thức chung nào cả, mỗi người có một trạng thái cơ thể khác nhau ( cơ địa khác nhau), sức khỏe trong từng thời điểm cũng khác nhau nên cách thở mỗi lúc mỗi khác nhau. Tuy nhiên có những nguyên lý chung mà mà mọi người cứ theo đó mà thực hiện. Người ta nói thiên tài trong đó 99% là cần cù, tôi thấy điều này thực sự đúng, chỉ khi mà luôn luôn nghĩ tới việc mình đang làm, thì có khi vào một thời điểm tỏa sáng nào đó mình mới nghĩ ra được cách giải quyết hiệu quả nhất.

Năm 1982 Bố tôi qua đời, vậy là tôi mất hẳn chỗ dựa của gia đình, trong này chỉ có mình tôi lại không quen ai. Trong một lần vào Nam Bố tôi có nói rằng bố tôi có quen với bác Hiếu ( Bác sỹ Bùi Chí Hiếu) là Viện trưởng Viện Y học dân tộc TP. Hồ Chí Minh trong một lần đi công tác ở Cămpuchia. Bác ấy nói khi nào cần gì thì Bác ấy giúp. Lúc đó tự nhiên tôi nẩy ra ý định đi học ngành y học cổ truyền. Khi gặp Bác Hiếu, Bác bảo tôi chỉ học theo kiểu không chính thức, mọi ăn, ở và tài liệu phải tự lo, cuối khóa cũng không thể thi lấy bằng chính thức được. Tôi thấy cũng khó khăn mà học thì phải nghỉ làm việc nhà nước cho nên không dám theo học. Mọi kiến thức về y học đành phải tự tìm sách mà đọc.

Một lần tôi ra ngoài Bắc ăn Tết ta. Đang ở trong Nam nóng như vậy mà ra Bắc đúng vào ngày mùa xuân của Tết thì một người bị bệnh hen sẽ có vấn đề. Đang ở môi trường nóng sang môi trường lạnh, được vài hôm cơ thể mình cũng lạnh theo, hơi thở cũng nặng nề theo.

Tôi nhớ hôm đó người tôi lạnh dần, hơi thở ngày càng nặng nề khó thở và có lúc như muốn chuyển sang trạng thái thở khò khè, tâm lý sợ hãi khi phát ra tiếng kêu khò khè mà mọi người xung quanh có thể nghe thấy, nên tôi gắng hết sức nín lại gần như ngừng thở để không phát ra tiếng kêu. Tôi cứ cố gắng như thế một lúc thì tự nhiên người từ từ ấm lên, kèm theo đó là hơi thở ngày càng mạnh hơn, sâu hơn và lan tỏa ra toàn thân, cứ làm như vậy trạng thái khó thở giảm dần rồi mất hẳn, từ đó tôi mới biết được cách thở để chế ngự bệnh hen. Tôi rút ra kết luận cơ thể con người cần phải giữ được khí, tránh để tình trạng hụt hơi, nếu cơ thể bạn bị hụt hơi thiếu khí, thì bạn hãy cố gắng nín thở, cố gắng giữ khí mà mình đã hít vào trong cơ thể, tựa như cơ thể mình là quả bóng ngày càng được bơm căng lên. Khi cơ thể bạn đã căng lên thì trước tiên bạn nghĩ khí đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong cơ thể, rồi từ đó khí tỏa ra mặt ngoài của da, làm da bạn được điều hòa nhiệt và trở nên mịn màng, lúc này khí trong cơ thể bạn đã đủ mạnh tựa như một quả bóng được bơm căng đủ sức chống lại khí của môi trường bên ngoài tác động vào cơ thể bạn, như thế bạn đã có một cơ thể phòng bệnh vô cùng hữu hiệu. Nhưng để lối thở này trở thành bản năng lại không phải dễ thực hiện, muốn cho hơi thở mạnh mẽ một cách tự nhiên mà không phải gồng mình gắng sức thì bạn phải áp dụng lối thở thuận chiều, đây là lối thở phải hơn 20 năm sau tôi mới thực hiện được.

Cũng có thể các bạn đã nghe ai nói những việc làm tương tự như thế, một việc làm tưởng như rất đơn giản mà chưa ai đúc kết thành lời lại có một hiệu quả vô cùng to lớn, với cách thở này tôi cũng đã kết thúc sự nghiệp uống thuốc Tây đầy độc hại cho bản thân mình và tới giờ đã hơn 30 năm tôi không còn sử dụng nó nữa. Tất nhiên đó mới là bước đi đầu tiên của việc thở đúng, để hoàn thiện nó tôi còn mất thêm một thời gian rất dài và trải qua rất nhiều sóng gió.

Tôi nhớ vào giai đoạn khi đã làm chủ được cách thở là tôi cũng đã mãn nguyện lắm rồi vì mục tiêu mình đặt ra đã hoàn thành, tránh được hai bệnh chủ yếu hen và viêm họng. Những khi những cơn đau răng tiếp tục xẩy ra thì tôi bị mất phương hướng và hoàn toàn bất lực. Bệnh đau nhức răng, bệnh co cơ đau nhức vai và lưng, rồi thỉnh thoảng đau bụng co thắt ở ruột mà không có cách nào trị dứt được. Đây là những bệnh túc trực thường xuyên có thể xẩy ra bất cứ lúc nào và tôi cũng phải thường xuyên dùng cách thở để chế ngự nó. Trong thời gian này tôi có thử áp dụng cách chữa bệnh không dùng thuốc, chỉ dùng khí cũng vô cùng hiệu quả. Chẳng hạn khi bạn bị sốt cao, bị cảm cúm, hoặc lên một cơn đau nhức rất khó chịu trong cơ thể, lúc đó bạn hãy hít vào cơ thể thật đầy đủ khí, rồi bạn làm theo phương pháp nín thở cắn răng chịu đựng ( Nó giống như khi bạn bị ai đó đánh rất đau mà vẫn cắn răng chịu dựng để không bật ra tiếng kêu). Đó chính là hình thức tập trung khí để chống lại bệnh tật. Cụ thể khi bạn sốt cao, bạn thường hay thở gấp, tinh thần uể oải mệt mỏi, như thế bạn càng làm khí trong người, trong não bộ bị phân tán, bệnh càng nặng thêm. Nếu khi đó bạn uống thật đủ nước trong cơ thể, hít thở thật sâu rồi cắn răng nín thở chống lại cái đau, cái mệt mỏi, làm liên tục nhiều lần như vậy cho đến khi mồ hôi toát ra, thì tự nhiên cơn sốt, cơn đau sẽ giảm ngay lập tức ( tạm gọi đây là hình thức phản khí). Nó giống như câu truyện Tam Quốc có Quan Công vừa đánh cờ, vừa để Hoa Đà mổ cạo xương tay vậy.

Đây là thời gian khá dài mà tôi không có sự tiến triển nào trong việc chữa bệnh. Rồi tôi cũng lấy vợ, có con nhưng bản thân vẫn cảm thấy không khỏe mạnh. Cũng may lúc đó tôi lấy vợ có sức khoẻ tốt hơn tôi nhiều, tuy vậy trong mối quan hệ vợ chồng vẫn cảm thấy chưa trọn vẹn, sức khỏe đã ngăn cản nhiều điều trong cuộc sống. Hồi này tôi hay xoa bóp, điểm huyệt để chữa bệnh cho bản thân và người thân. Mức độ thì chỉ làm giảm bớt được vài bệnh cấp tính thông thường như nhức đầu, sổ mũi. Tôi cũng đã đi bệnh viện khám răng, lời khuyên của các bác sỹ chỉ là nhổ hoặc không nhổ, tất cả đều không giải quyết được gì, bệnh đau vẫn còn đó. Tôi cũng đã tự kết luận bản thân theo ý mọi người: Đó là bệnh gia truyền, nhưng cụ thể nó là cái gì và nguyên nhân nào gây ra bệnh thì tất cả mọi người đều chịu không giải thích được.

Phải hơn 20 năm sau tôi mới tự giải thích được câu hỏi này.

Gặp bạn cũ trong đoàn chuyên gia Tiệp Khắc tham quan công trình Dược phẩm 26.

Nay là Tổng công ty Dược phẩm OPC (1983)

Làm việc với chuyên gia nước ngoài và giám đốc xí nghiệp dược OPC (1983)

Ảnh chụp cùng bà xã và con trai trước khi qua Tiệp (1988)

Bà xã và con trai (1988)

Bà xã, con trai và Bà nội (1990)

Bà xã và con trai (1991)

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips