Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 42
  • Hôm nay : 444
  • Tháng này : 62700
  • Tổng truy cập : 8486070
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Ở đây tôi không đề cập đến bệnh thấp khớp, các bệnh về đau khớp chân, khớp tay do viêm các dây thần kinh, viêm xương gây nên. Tôi chỉ đề cập đến các bệnh do chấn thương bên ngoài hay những chấn thương thể thao tác dụng vào gây nên gãy xương, bong gân, sai khớp. Những bệnh như vậy chắc ai cũng bị ít nhất một lần trong đời, riêng tôi lại bị khá nhiều, không biết do tôi cầm tinh con gì mà bị sao quả tạ nó chiếu vào người nên nhiều phen suýt chết.

1. Lần thứ nhất

Khi đó tôi còn rất nhỏ khoảng 6,7 tuổi gì đó. Lúc đó tôi lên nhà bác tôi ở Phú Thọ nghỉ hè vài tháng, nhà thì xây trên đồi, từ nhà lên vườn cây ăn quả phải leo lên một sườn dốc. Lúc từ trên đồi chạy xuống qua các bậc thang bằng đất thì tôi đã trượt chân ngã lăn như một quả bóng, lúc tới cuối dốc theo bản năng tôi lấy tay chống đỡ, khi ngồi dậy thì thấy tay phải của mình cách cổ tay khoảng 10 cm bị gập vuông 90. Lúc đó chẳng thấy đau gì, nhưng nhìn thấy tay mình như vậy nên sợ quá khóc ầm lên, ở nhà lại không có ai, có một bác đánh xe trâu đi qua vào nhà xin uống nhờ nước. Thấy tôi khóc to thì bác lại gần hỏi han, tôi không nói gì chỉ chỉ vào chiếc tay bị gẫy, thấy vậy bác ấy vội cầm tay tôi bẻ kêu rắc một cái cho tay tôi lại thẳng ra như cũ rồi bỏ đi, mặc cho tôi đau lịm đến mức không thể khóc được nữa. Bác tôi đi làm về thấy tay tôi xưng tướng lên thì lo lắm, tới tối thì ông lang Trọng ở xóm trong được mời đến. Hồi đó vào đầu những năm 60 ở làng quê không có y tá bác sỹ gì hết , muốn lên bệnh viện tỉnh thì phải đi bộ cách nhà 20 km, nhưng làng quê lại có những ông lang chữa bệnh không lấy tiền, với thuốc thang chỉ là những cây lá ở địa phương. Cứ tối tối cách vài ngày một lần ông lang Trọng lại tới nhà tôi mang theo một bó lá thuốc còn tươi. Sau khi hơ lửa cho nóng lá, thì ông ấy úp các lá vào chỗ xương gẫy của tôi, lúc này các ngón tay của tôi bị co lại không duỗi ra được. Khi ủ lá cho da thịt đủ nóng lên, thì ông bắt đầu bóp vào chỗ vết thương, rồi giật kéo tay tôi, các ngón tay co lại thì cụ lại cố kéo cho nó dãn ra. Nhưng lần như vậy thì tôi đau khủng khiếp và khóc ầm lên, vừa căm thù, vừa sợ ông ấy còn hơn là sợ cọp. Khoảng một tháng thì tay tôi duỗi ra được và cử động bình thường, lúc này cụ chỉ hướng dẫn cách ủ lá thuốc cho tôi mà không cần phải đến chữa bệnh nữa., sau vài tháng thì khỏi hẳn. Sau này về lại Hà Nội kể lại chuyện gẫy tay cho bố tôi nghe thì ông ấy vô cùng ngạc nhiên, tuy nhiên cụ vẫn nghi ngờ nên dẫn tôi đi chụp X quang. Hai chiếc xương cổ tay bị gẫy đã liền lại, chỗ gẫy phình to ra rất cân đối như những cây sắt được hàn xung quanh với nhau vậy. Các bác sỹ về xương tỏ ra rất khâm phục, nếu ở bệnh viện bó bột thì cũng không thể nào tốt hơn được như thế.

2. Lần thứ 2

Hồi lớp 10 ( bằng lớp 12 bây giờ) cũng lên nhà bác tôi ở Phú Thọ, đang kéo nước từ dưới giếng lên ( giếng ở trên lưng đồi nên rất sâu) thì tôi cũng bị đau nhói ở cột sống, gục xuống không đi được, sau đó phải kêu y tá xuống tiêm thuốc giảm đau Cocaine vào thẳng cột sống mới đỡ.

3. Lần thứ 3

Hồi sinh viên chơi bóng đá và bị đau nhức gần xương bẹn bên phải, đôi lúc nó xưng to lên đi lại khó khăn, bệnh kéo dài vài năm mà không khỏi. Sau này tôi làm xây dựng, một thời gian chuyên uống rượu rắn, trăn, tắc kè xuất khẩu của xí nghiệp dược phẩm thưởng đội xây dựng, quy định mỗi bữa ăn chỉ uống một ly rượu nhỏ, nhưng tôi cùng anh em xây dựng mỗi lần nhậu trung bình mỗi người cũng hết một xị rượu thuốc 40o cồn như wodka của Nga vậy. Một thời gian sau cái bệnh đau khớp cũng biến mất, lúc đó tôi không biết vì sao khỏi nhưng tôi nghĩ chắc uống nhiều rượu trăn, rắn thứ thiệt nên đã khỏi bệnh.

4. Lần thứ 4

Tôi bị tai nạn xe máy. Cố giữ xe máy lại trong khi nó đang chạy làm tôi bị sai khớp cổ tay. Đây là thời gian dài gây cho tôi rất nhiều khó khăn vì tay đau không đi xe máy được. Tôi đã tự chữa, rồi đến cả những nơi quảng cáo chữa bằng bài thuốc gia truyền đều không khỏi. Cuối cùng tôi đến một bác sỹ quen biết để chữa bệnh. Ông này vừa biết cả Tây y lẫn Đông y. Ông ấy cười nói rằng: chữa không thể nào khỏi được, cứ để như vậy vài tháng thì nó tự khỏi. Nghe vậy tôi rất lo lắng, không biết ông này nói chơi hay nói thật. Và ông ấy đã nói thật, có điều rất lâu, phải mất năm tháng thì bệnh sai khớp cổ tay mới tự nhiên khỏi.

5. Lần thứ 5

Do uống rượu say, không làm chủ được tay lái trên đường về tôi đã đụng vào một xe máy khác và bị thương khá nặng, gần như tôi đã ngất đi 1,2 phút, quần áo thì rách nát, cơ thể thì tím bầm. Tôi không đi bệnh viện chỉ dùng rượu ở nhà tự xoa bóp và một thời gian sau thì các vết thương lành, riêng ngón tay út của tôi là xương bị vẹo đi, lúc đầu tôi nghĩ đơn giản nó sẽ tự khỏi , không ngờ sau này nó lại không khỏi và thành tật làm cho tôi có cảm giác rất khó chịu. Tôi có đến bệnh viện chấn thương chỉnh hình hỏi thì bác sỹ trả lời không chữa được, thế là tôi phải chịu tật suốt đời, tôi cũng chưa có thời gian hỏi kỹ về vấn đền này.

6. Lần thứ 6

Là lần gần đây nhất tôi bị xe máy đụng vào phía sau lưng trong lúc tôi đi ngang qua đường. Chiếc xe đâm tôi chạy ngược chiều và thấy tôi ngã thì nó cũng chạy luôn, gây cho tôi một sự đau đớn nhất từ trước đến nay. Bị đâm ở đằng sau nên tôi phải lấy tay chống đỡ để đầu không bị đập xuống đường. Đầu tôi không sao nhưng tay trái tôi bị thương nặng, lúc đó tôi đau nhói ở tay tưởng như không chịu được, nước mắt tràn ra, miệng không thể nói được câu nào, việc cần làm ngay sau đó là tôi mua miếng keo dán chống bong gân của Nhật dán vào. Tay tôi xưng rất to, tôi tin chắc là mình bị gẫy xương nên ngay ngày hôm sau tôi đến bệnh viện chấn thương chỉnh hình để chụp X quang. Rất may là tôi không bị gẫy xương, bác sỹ cho một số thuốc giảm đau để tôi uống rồi nói một thời gian thì tái khám. Tôi rất mừng là không gãy xương nhưng cũng rất thất vọng là phải chịu cánh tay đau một thời gian dài, lúc nào tôi cũng phải đeo một dải băng quấn qua cổ để nâng cánh tay lên cho khỏi đau. Tôi nghĩ sẽ mất vài tháng không đi xe máy được và điều này nó sẽ rất ảnh hưởng đến việc làm và cuộc sống của mình. Tai nạn này xẩy ra vào năm 2010, lúc này tôi đã thành công trong việc điều chỉnh hơi thở và châm cứu xương hàm.

Có những lúc tôi ngồi im bất động, một nỗi thất vọng tràn trề. Câu hỏi tại sao không chữa được bong gân sai khớp trong thời gian ngắn nhất, cũng nghe nói các võ sư giỏi chữa bệnh này nhanh lắm, nhưng họ chữa cách nào, tôi thấy nếu chỉ đắp thuốc dán keo thì không thể nào khỏi ngay được. Tôi đã làm đủ cách, điểm huyệt, xoa bóp ở chỗ đau, dùng mật trăn, mặt gấu nhưng cũng chẳng ăn thua, làm vậy bệnh như nặng thêm. Tôi nhớ lần trước chữa bằng thuốc gia truyền ở một nơi đăng trên báo, họ có đắp chất bột gì đó rất nóng, bệnh không khỏi mà còn nhức hơn. Thế rồi trong một đêm trước khi ngủ tôi châm cứu xương hàm, khi châm xong chợt một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi: Sao mình không tìm huyệt bị đau ở tay theo cách thức giống xương hàm. Tôi liền tập trung ý nghĩ, khi đã cảm nhận được khí dồn lên não thì tôi bắt đầu dùng tay sờ lên vùng tay bị bệnh. Thay vì làm theo cách thông thường là lướt nhẹ tay trên da thì tôi dùng bàn tay nắn nắn các cơ bắp trên cách tay bị bệnh, tới vùng nào có huyệt bệnh thì thấy cơ bắp nơi đó đau nhói, giật giật, đồng thời có luồng khí tràn lên trên não bộ, tại những điểm đó tôi dùng tay day huyệt. Có điều vị trí huyệt để day thường không nằm ở ngay chỗ vết thương bị đau, bị xưng lên, nó thường ở vùng xung quanh hoặc ở những vùng đối xứng, các huyệt đó luôn luôn di động, khi điểm này hết đau thì nó lại chạy sang điểm đau khác, nhưng dần dần nó sẽ chạy về huyệt chính bị bệnh tức là những huyệt ngay cạnh vết thương hay ngay tại vết thương. Tại sao nó như vậy tôi sẽ giải thích sau. Khi day những huyệt ở tay, tôi cảm thấy như có luồng điện giật giật hướng về vết thương ở tay, có cảm giác đau nhức lan tỏa, có những luồng khí rất mạnh rất phê tràn lên não, sau những cái đau nhức như vậy thì cảm giác dễ chịu lại hiện lên, hình như tay mình đã đỡ đau hơn. Cuối cùng chuyện kỳ diệu cũng đã xẩy ra, chỉ sau một ngày bệnh đã giảm tới 50%, và sau 3 hôm thì tôi không cảm thấy đau nữa và có thể đi xe máy được ngay, tuy nhiên để khỏi hẳn cũng phải mất một tháng sau mới có cảm giác hoàn toàn bình thường.

7. Kết luận

Qua lần này tôi mới phát hiện ra một cách chữa các chấn thương về gân, về khớp vô cùng hiệu nghiệm. Khi mới bị bệnh tốt nhất ta dùng ngay các cao dán chống bong gân để giữ cho xương, khớp, cơ không bị xơ cứng lại, sau đó dùng tay dò và day huyệt. Thường mỗi lần day thì chỉ day một huyệt hay một vùng nhỏ, khi nào hết tác dụng thì mới chuyển sang huyệt khác. Các huyệt để day hoàn toàn không cố định tại một điểm nào, nó được xác định bằng cảm giác đau nhức và đồng thời với việc khí tác dụng lên não, sự tác dụng mỗi huyệt cũng có thời gian khác nhau thường từ nửa ngày đến một ngày, không nên lúc nào cũng day, vì khi đã đúng huyệt thì lúc không day nữa nó vẫn còn tác dụng chữa bệnh. Khi một huyệt hết tác dụng ta lại dò huyệt tiếp theo, huyệt có thể đi theo một dải hoặc một đường nào đó, khi các huyệt hết tác dụng thì nó sẽ chạy về huyệt chính, lúc đó là ta đang đến giai đoạn khỏi bệnh. Xin nói với các bạn cách làm này nó sẽ đỡ ngay lập tức, không có sự chuyển biến kéo dài hàng tuần, trừ khi vết thương bạn đã để lâu quá, cơ và xương bị xơ cứng thì khả năng khỏi bệnh cũng không dám nói trước được. Cách làm này nó vừa dễ và vừa khó, nhưng hiểu nó cũng rất đơn giản. Bạn hãy hình dung ta xây một bức tường gạch, do va chạm thì có một hàng gạch lệch ra khỏi tường, cái khó là ta biết hàng gạch nào bị lệch để đẩy nó trở lại đúng vị trí của nó mà thôi.

Tôi thấy các bệnh này thường xuyên xẩy ra ở các vận động viên thể dục thể thao, ở các cầu thủ bóng đá, mỗi lần chấn thương phải nghỉ thi đấu tới nửa năm trời, có khi phải đi giải phẫu ở Singapor, vừa rất tốn kém, vừa mất nhiều thời gian mà kết quả chưa chắc đã tốt. Nếu ta biết cách tìm huyệt theo phương pháp cảm nhận khí, thì chỉ cần day huyệt, xoa bóp sẽ tạo được sự khỏi bệnh mà ta không thể nào ngờ được. Những cách thức mát xa, xông hơi, xoa bóp mục đích là phục hồi sức khỏe, còn tác dụng chữa các chấn thường chẳng được bao nhiêu. Cách thức day huyệt như thế nào và tìm đúng huyệt để day mới là điều khó nhất. Tôi nghĩ chẳng có cách nào xác định huyệt cần day một cách chính xác ngoài cách tự cảm nhận huyệt bị đau của chính người bệnh. Khi bị đau thì vị trí huyệt cũng muôn hình, muôn vẻ, không có một khuôn mẫu, một sơ đồ hay một công thức chung nào cho ta áp dụng được. Các nhà châm cứu học của Đông y làm việc ít có kết quả là vì xác định huyệt châm một cách máy móc, theo sách vở, theo sơ đồ mà làm.

Thí dụ minh họa về chấn thương bong gân

Hình 23 : Thí dụ về bong gân

Chẳng hạn đường gân trên cánh tay ta là đường S. Dưới một lực tác dụng F1 vào khuỷa tay là điểm A, làm đường gân S bị dịch chuyển sang vị trí S’ và A sang A’. Bây giờ ta phải đưa S’ và A’ trở về vị trí cũ. Rõ ràng ta phải tác dụng một lực đối xứng ngược với F1 là F2. Nhưng nếu ấn ngay vào A’ thì sẽ gây đau đớn và không thể dịch chuyển ngay cả một đoạn gân dài. Ta phải tác dụng lực từ từ ở hai đầu B và C tiến dần đến điểm A, đường gân S’ sẽ được từ từ đặt vào vị trí S và điểm A’ sẽ là điểm cuối cùng để đặt vào vị trí A. Như ở những phần trước tôi có nói huyệt bệnh sẽ là những điểm bất kỳ và mang tính di động, nhưng cuối cùng cũng sẽ chạy về huyệt chính. Huyệt chính ở đây chính là điểm A bị chấn thương nặng nhất. Qua hình ảnh này các bạn cũng thấy quan niệm về huyệt bệnh của tôi không giống như những khuôn mẫu của sách vở đề ra và tôi chữa bệnh theo cách này vô cùng hiệu quả. Chú ý tại điểm châm A’ cuối cùng nếu hướng và vị trí châm chỉ sai lệch một chút thành hướng F3 thì cũng có tác dụng khỏi bệnh, nhưng tác dụng kém đi rất nhiều và lâu khỏi hơn. Qua đó ta thấy chỉ có một điểm và một hướng duy nhất là F2 và phải tuyệt đối chính xác thì bệnh sẽ khỏi ngay tức thì.

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips