Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 30
  • Hôm nay : 2094
  • Tháng này : 64350
  • Tổng truy cập : 8487720
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 23: Niềm tin

Người ta thường nói có niềm tin sẽ vượt qua tất cả. Ngay cả bác sỹ khi chữa bệnh cũng thường an ủi rằng bệnh nhân sẽ khỏi bệnh. Điều này đã tạo cho bệnh nhân một niềm tin. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp chứng minh là nhờ có niềm tin mà đã chiến thắng được bệnh tật, đã vượt qua được những khó khăn mà tưởng chừng như không thể vượt qua được. Vậy niềm tin thực chất là gì, tại sao nhờ nó mà người ta lại có những kết quả kỳ diệu đến như vậy.

Một người bình thường có thể tin vào điều này và không tin vào điều kia. Không có ai cái gì cũng tin hoặc cái gì cũng không tin. Niềm tin có thể tập trung vào một thời gian nhất định, hoặc nó diễn ra một thời gian dài. Niềm tin là một dạng ý nghĩ xẩy ra ở não bộ, nếu nó tồn tại ở não bộ trong thời gian bao lâu, thì ở những vùng đó nó cũng tồn tại một lượng khí tương ứng. Sự tập trung khí thường xuyên và mạnh mẽ như vậy vô tình nó đã làm giảm bớt hoặc kìm hãm sự tập trung khí ở những vùng khác trên não.( Thí dụ: sự dũng cảm tăng lên và sự sợ hãi giảm đi). Ích lợi của niềm tin là tăng cường khí trên não theo chiều hướng tích cực ( khí dương), và như vậy nó cũng tác động lên sự điều hòa khí của các bộ phận cơ thể. Có những người phải mượn rượu, mượn hơi men thì mới có can đảm để làm một việc nào đó. Thực ra hơi men đó cũng có tác dụng kích hoạt khí trên não bộ, chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định và để lại những hậu quả không tốt về sau. Những sự kích hoạt như vậy là sự cưỡng ép từ ngoài chứ không phải tự mình tạo ra.

Sự quan hệ qua lại giữa não bộ và các bộ phận cơ thể ta có thể hiểu đơn giản như sau: Khí đi từ các bộ phận cơ thể lên não và khí đi từ não xuống các bộ phận cơ thể. Tôi lấy ví dụ cụ thể: Nếu ta đang ngồi im suy nghĩ một việc gì, có ai đứng đằng sau đập mạnh vào vai ta làm ta giật mình, lúc này sẽ xuất hiện một dòng khí chạy từ vai lên não bộ ( Khoa học gọi là phản xạ của hệ thần kinh). Còn khi ta đang ngủ say rồi giật mình tỉnh giấc, lúc này ta sẽ cảm thấy như có một luồng khí từ não bộ lan tỏa tới các bộ phận cơ thể. Chính vì sự liên quan như vậy mà ta có khả năng chữa bệnh từ suy nghĩ trong não của mình.

Chúng ta đã nghe nói nhiều việc chữa bệnh bằng đức tin. Có những bệnh chữa đủ các phương pháp, uống đủ các loại thuốc mà không khỏi, nhưng khi đi theo một đạo giáo nào đó, luôn luôn hướng niềm tin vào các bậc thánh, bậc thần linh phù hộ cho mình thì một thời gian sau lại khỏi bệnh. Theo tôi sự khỏi bệnh cũng là do tình cờ, mang tính may rủi. Khi có một niềm tin nào đó ( đi lễ nhà thờ, đi chùa hàng ngày chẳng hạn) thì vô tình ta đã làm cho não bộ luôn luôn được tập trung khí ở một vùng nhất định, đồng thời bạn cũng hay có hướng suy nghĩ đến bệnh tật đang có của mình . Chúng ta nên hiểu rằng suy nghĩ cũng là một hình thức khí. Chính sự suy nghĩ tập trung khí ở vùng nào đó tình cờ nó lại trùng với vùng khí liên quan đến bệnh tật của bạn, như vậy vùng bệnh cũng có sự biến đổi khí đi theo, có thể nó tăng thêm khí hoặc nó làm giảm bớt khí. Và điều quan trọng là nó làm cho thông khí, việc này diễn ra thường xuyên và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định nên bạn khỏi bệnh.

Tôi đã từng nghe nói một người bị bệnh viêm tai giữa chữa mãi không khỏi, nhiều khi mủ chảy cả ra ngoài tai. Nhưng từ khi người đó theo đạo Tin làmh, suốt ngày đi Cầu Chúa, trong giấc mơ cũng thấy Chúa hiện về thì tự nhiên sau một thời gian bệnh viêm tai giữa biến đi lúc nào không hay. Tất cả sự việc đó là do sự thay đổi khí ở não bộ con người gây nên. Niềm tin vào Chúa đã làm ta vô tình tập trung khí lên não mạnh mẽ, sự tập trung này nhiều khi át đi cả những cơn đau do tai gây nên, chính vì thế do một sự trùng lặp nào đấy nó giúp điều hòa khí ở vùng tai bị bệnh, thiết lập âm dương trở lại cân bằng và vì thế mà khỏi bệnh.

Những cách khỏi bệnh như vậy dễ bị lầm tưởng do các bậc thần thánh phù hộ cho mình, nhưng không phải là như vậy, đó chỉ là dưới tác động của khí mà thôi. Tất nhiên không phải ai cũng khỏi bệnh, mà chỉ là do có sự tình cờ hoạt động trùng lặp về khí giữa ý nghĩ và vùng bị bệnh của con người.

Mỗi người đều có một thói quen suy nghĩ khác nhau.Điều này được tác động bởi thể trạng sức khỏe, yều tố di truyền, môi trường sống của gia đình và xã hội. Trước một vấn đề giống nhau thì hai người sẽ có suy nghĩ, đánh giá khác hẳn nhau. Những người khỏe mạnh thường có ý nghĩ mang tính tích cực, đầu óc thường sáng suốt hơn, những người thể trạng yếu thường có lối suy nghĩ bi quan, kém tích cực. Trong nhiều trường hợp bệnh tật đã ảnh hưởng chính đến số phận một con người. Những bệnh di truyền, mãn tính kéo dài trong cơ thể đã tạo nên sự mất cân bằng khí một cách triền miên, nó đã làm tổn thương lên não bộ, ảnh hưởng tới suy nghĩ của một người và trở thành thói quen suy nghĩ của người đó. Cái này ta cũng hiểu như một dạng suy nghĩ “ Thiếu niềm tin”

Nếu biết cách luyện tập ta có thể điều khiển được sự lưu thông khí huyết trong não bộ. Như thế ta sẽ có được bộ não khỏe mạnh, nó sẽ có tác dụng tốt cho hoạt động của cơ thể, ta sẽ có sự tự tin nhiều hơn, có sự suy nghĩ sáng suốt hơn và có sự tiếp thu các kiến thức bên ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên ta cũng nên hiểu niềm tin là một dạng tập trung khí vô tình trong não mà con người không nghĩ tới, còn nếu chủ động điều hòa hoạt động khí trong não bộ của mình, thì mọi hoạt động sẽ cân bằng hơn và niềm tin sẽ có lý trí hơn.

Bàn nhậu - Sự khởi đầu của niềm tin (2013)

Khi niềm tin đã chung một hướng (2013)

Niềm tin và lời thề (2013)

Niềm tin trong ánh mắt, nụ cười ( 2014)

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips