Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 18
  • Hôm nay : 1740
  • Tháng này : 63996
  • Tổng truy cập : 8487366
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 2: Học ở Tiệp

Khi đi nước ngoài tôi mới 17 tuổi, không hiểu biết một tí gì về y học, mọi chế độ chữa bệnh thuốc thang của tôi do bố tôi quyết định mà thôi. Tuổi trẻ lại sắp được đi nước ngoài nên tôi vui lắm, bao nhiêu bệnh tật biến mất, tôi được xếp vào danh sách đi Tiệp Khắc, một trong những nước có đời sống cao nhất đông âu.

Do trong nước đang có chiến tranh nên chúng tôi phải tập trung ở Đại Từ - Thái nguyên rồi đi ô tô lên Lạng Sơn qua biên giới Trung Quốc đón tàu đi nước ngoài. Chúng tôi phải mất 15 ngày đi tàu hỏa qua Trung Quốc, Liên Xô rồi mới đến được Tiệp Khắc.

Vì đang là mùa thu nên sức khỏe tôi khá tốt, một tuần trên đất Trung Quốc sức khỏe tôi hoàn toàn bình thường, được ăn những đồ ăn ngon mới lạ của Trung Quốc nên tôi thấy khỏe ra nhiều. Tuy nhiên khi tới đất Nga thì thời tiết cứ lạnh dần, đồ ăn nước uống cũng thay đổi, tuy ăn không ngon bằng ở Trung Quốc nhưng ăn chất béo nhiều hơn và lại được uống trà đen với đường nên đứa nào cũng béo ra. Tới Nga vì lạnh nên tối tối tôi hay lấy thuốc dự phòng mang theo để uống. Khi tàu tới vùng Sibêri của Nga thì đang là mùa thu, rừng bạch dương nối tiếp nhau lá cây ngả sang màu vàng rất đẹp, ngồi bên cửa sổ chúng tôi ngắm nhìn không chán mắt. Trời đã lạnh lắm rồi, xa xa tuyết phủ trắng xóa trên những dãy núi chạy dài, thỉnh thoảng những bông tuyết nhỏ lất phất bay. Tôi cứ hồi hộp chờ đợi cơn hen sẽ diễn ra về đêm, nhưng thật lạ lùng bệnh hen đã không xẩy ra, mà thay vào đó là họng ngày càng xưng to đau rát tới mức tôi khản đặc cả giọng không nói thành tiếng. Lúc này tôi rất sợ nếu họ phát hiện ra mình bị hen thì họ cho về nước mất, có một điều lạ lùng là họng xưng to và đau rát nhưng lại không thấy mình yếu đi, sức khỏe hoàn toàn bình thường và ăn rất ngon miệng. Dù có bị bệnh thì cũng chẳng dám nói với ai, mang theo đầy đủ thuốc Tetraxilin chữa viêm họng nhưng uống vào chẳng thấy một tác dụng gì, tôi cứ âm thầm chịu đựng chư vậy cho tới khi tàu đến Matxơcơva. Thủ đô Nga vào đầu tháng 9 khí hậu tuyệt đẹp, buổi sáng hơi se lạnh. Lúc này bệnh viêm họng của tôi gần như đã khỏi, tôi cảm thấy phấn chấn vô cùng, ý nghĩ bệnh tật hoàn toàn tan biến trong đầu và một điều đáng mừng là tới giờ phút này mình vẫn không bị lên cơn hen. Sau một ngày xem triển lãm vũ trụ về và ăn hết 1 kg nho tươi tôi cảm thấy mình khỏe ghê gớm, một sức khỏe mà ở Việt Nam nằm mơ cũng không thấy.

Vậy là số tôi thật may mắn, suốt 7 năm học sau đó ở Tiệp khắc tôi đã thoát được cái án bệnh hen tử thần.

Ở vùng đất mới tôi đã thoát khỏi bệnh hen, nỗi lo sợ lớn nhất ám ảnh không còn. Tôi yên tâm với cuộc sống mới của mình và viết thư về cho nhà báo tin tôi không còn bị hen nữa.

Thực ra thì tôi không hay biết, có một căn bệnh vô hình nào đó vẫn đang đeo đuổi mình. Tôi nhớ lại trong những năm học ở nước ngoài tôi thường xuyên mất ngủ. Ở Châu Âu mùa hè thật là đẹp, khí hậu thật lý tưởng đối với nhiều người. Nhưng mùa xuân, vào những mùa tuyết tan khí hậu cũng khá ẩm thấp nên tôi cũng thấy khá ngột ngạt và hay bị viêm họng. Tuy nó không phát triển thành bệnh hen nhưng rõ ràng cảm thấy mình không khỏe, đêm đêm tôi thường mất ngủ nên sáng dậy người rất mệt mỏi và làm ảnh hưởng nặng nề tới việc học tập, người tôi lúc nào cũng lờ đờ mệt mỏi, thậm chí mấy đứa bạn gái còn nói tôi như thằng say thuốc. Như vậy bệnh hen nó giống như định luật bảo toàn năng lượng, nó không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ biến hóa từ dạng này sang dạng khác.

Tôi còn nhớ khi học bài trong lớp tôi hiểu bài rất nhanh, nhưng khi đi thi thì tôi thường có điểm kém hơn người khác. Đôi lúc tôi cũng không hiểu nổi tại sao. Rõ ràng là tôi đã hiểu bài, nhưng khi thi thì tôi lại quên hết không còn nhớ được gì. Thực sự thì từ khi học tiếng cho đến những năm học đại học, đêm trước khi thi nhiều lần tôi thức trắng nên sáng hôm sau đi thi thì hoàn toàn mệt mỏi, đầu óc không còn nhớ được cái gì nữa. Nếu cứ bình thường trong trạng thái khỏe mạnh thì tôi tiếp thu và nhớ bài có phần còn nhanh hơn bạn cùng học, người ta bảo học tài thi phận là vậy. Trong thời gian học tiếng Tiệp có cô giáo chủ nhiệm lớp tôi phát hiện ra điều này. Vào một lần thi cô ấy có nói với tôi: Khi học anh hiểu bài rất nhanh, rất thông minh, nhưng khi thi thì anh làm bài rất dở. Có phải là anh không yêu thích những môn học của mình không? Câu hỏi này đã theo tôi suốt cả cuộc đời, cho tới ngày hôm nay khi đã làm chủ được sức khỏe của mình, tôi mới tìm ra nguyên nhân của nó: Đó chính là bệnh tật. Tôi còn nhớ thời học phổ thông tôi chỉ có học lực khá, nhưng vào những kỳ thi chuyển cấp tôi lại luôn đạt kết quả xuất sắc, thi vào cấp 3 tôi đứng đầu hội đồng thi nên Sở giáo dục Hà nội gọi lên định tuyển tôi vào trường năng khiếu của Sở, nhưng kết quả học trong năm quá dở nên tôi bị loại. Rồi thi đại học tôi cũng không hiểu sao mình lại đủ điểm đi nước ngoài. Có lẽ trong những thời điểm đó tôi đã tập trung được sức của mình cho việc học hành.

Những năm đầu tôi học còn khá, sau đó cứ kém dần, rồi sau này khi đi thi tôi cũng chỉ mong đạt đủ điểm yêu cầu mà thôi. Học nhiều cảm thấy mệt mỏi nên tôi không dành nhiều thời gian cho học tập, có lẽ nằm ngủ trên giường cũng chiếm nhiều thời gian của tôi, khi tỉnh táo thì lại chơi thể thao, xem phim hoặc hay đi chơi với mấy thằng lười học như mình.

Những người bị hen cơ thể thường thiếu ôxy nên hay mệt mỏi và ngại vận động. Chính vì để cân bằng lại cuộc sống sẽ hay có chiều hướng sống nội tâm, thích ngồi suy tưởng lung tung. Có lẽ đầu óc thiếu ôxy nên tôi rất sợ phải học thuộc lòng, những môn lý thuyết nhiều, nó sẽ làm hao mòn thể lực của tôi, óc tôi không đủ ôxy để nhớ lâu về nó. Những môn tự nhiên hay phải tưởng tượng nhiều như hình học không gian thì tôi rất giỏi, trong lớp tôi không hề thua kém ai. Thầy chủ nhiệm lớp tôi cũng là thầy dạy môn họa hình rất quý tôi, có lần tôi đi thi muộn hơn nửa giờ đồng hồ, không làm hết bài ông vẫn cho tôi điểm rất cao. Khi học những cái gì phải tưởng tượng thì những hình ảnh đó nó cứ hiện lên trong đầu óc tôi thật dễ dàng. Chính vì vậy tôi có năng khiếu về kiến trúc hơn nhưng lại phải học về xây dựng, tuy nhiên tôi cũng đi sâu về môn thiết kế kiến trúc, sau này về Việt Nam thì kỹ sư xây dựng chỉ được phép làm về kết cấu mà lại không được phép thiết kế kiến trúc.

Bề ngoài bạn bè nhìn tôi thì không ai biết tôi bị bệnh, nhưng trong thâm tâm tôi biết sức khỏe mình có vấn đề. Đôi lúc tôi cảm thấy thiếu tự tin không hiểu rồi mình có đi hết con đường học tập không. Tôi nhớ lại rằng càng những năm cuối tim tôi càng có vấn đề, thỉnh thoảng thấy đau nhói ở tim, có lúc người nóng rực, mặt đỏ như bị sốt cao rồi có lúc bất chợt xám lại, đôi lúc da rất khô, da bị bong ra những vẩy màu trắng. Vì ở nước ngoài chẳng có ai mà hỏi, chẳng có ai khuyên mình nên tôi cũng chẳng biết làm gì nữa, những lúc mệt mỏi thì âm thầm chịu đựng. Có lẽ người tôi chưa khỏe mạnh bao giờ, nên cũng sẽ không hiểu được một người khỏe mạnh thì họ sẽ cảm thấy cơ thể họ như thế nào.

Cho tới giờ tôi vẫn không tin được là mình đã tốt nghiệp đại học. Chắc các bạn cũng biết ở nước ngoài thi cử rất nghiêm, không có chuyện cảm tình, thi hộ, đút lót. Không làm bài được thì thi lại, trong năm thi lại không được thì đúp lớp. Hồi đó chúng tôi có quy định học không được phép đúp lớp, ai bị đúp là phải về nước. Chỗ tôi cũng khá nhiều sinh viên Việt Nam học nửa chừng phải về nước, có người học đến năm thứ 4, thứ 5 đúp lớp vẫn phải về.

Tôi nhớ lại vào học kỳ 2 năm thứ 5, đây là học kỳ cuối cùng chủ yếu là làm bài tập và luận án tốt nghiệp. Vào giữa học kỳ 2 thì bất ngờ tôi bị bệnh phải đi bệnh viện mổ ruột thừa. Ở trong bệnh viện mất 10 ngày rồi khi ra viện mất hàng tháng trời mới bình phục, sau khi bình phục thì tôi chỉ còn hơn một tháng để trả bài tập và làm luận án. Đúng lúc đó thì bố tôi đi công tác ghé qua Tiệp Khắc, tôi phải lên Praha gặp bố tôi, vừa đi vừa về cũng mất một tuần. Lúc này chỉ còn một tháng nữa là bảo vệ tốt nghiệp. Trong khi đó tôi còn một núi bài tập và công việc, tôi nhẩm tính và ngồi thừ ra thấy mình không còn đủ thời gian để làm nữa. Tim tôi như thắt lại, bao nhiêu năm học hành cuối cùng sẽ về nước với hai bàn tay trắng, tôi cũng không nhớ là lúc đó tôi có chảy nước mắt không, nhưng lúc đó tôi bất lực hoàn toàn. Cũng có vài người bạn hỏi chuyện lo lắng cho tôi, nhưng ai cũng phải bảo vệ luận án, cũng bận túi bụi thì thời gian đâu mà giúp mình. Không phải vì tôi không hiểu bài để làm mà chính là không có đủ thời gian để làm.

Cho tới bây giờ tôi vẫn thấy cuộc sống của tôi có những điều kỳ lạ. Vào những lúc khó khăn nhất tưởng như không vượt qua được thì mình vô tình lại nhận được sự trợ giúp từ bạn bè. Việc được đi học nước ngoài vào phút cuối là do sự trợ giúp của bạn bè cho tôi vào Đoàn, thì lần này sự kết thúc học tập ở nước ngoài tôi cũng đã có sự trợ giúp từ bạn bè. Trời sinh ra tôi có cái tính khôi hài, người thì yếu ớt mà hay thích châm chọc người khác cho nên trong cuộc sống tôi ít khi lấy lòng được tất cả mọi người. Có những người tôi không hiểu vì sao họ rất ghét tôi mặc dù tôi không làm gì họ. Có lần tôi chỉ nói đùa một thằng bạn mà nó hét vào mặt tôi: Quỷ tha ma bắt mày đi. Lúc đó tôi cũng hơi sợ, không hiểu thằng này có yểm bùa gì mình không, mấy ngày sau gặp tôi nó còn nói: Mày còn sống cơ à?. Giờ đây luyện khí công lực khá đầy đủ nên tôi tự tin không sợ tà khí của những thằng mất hồn nữa.

Có những người bạn rất quý tôi mặc dù tôi chẳng giúp gì cho họ. Số tôi thật may mắn khi học ở nước ngoài cùng hai người bạn gái Việt Nam. Cả hai đều tốt với tôi nhưng có một cô quan tâm đến tôi nhiều hơn, cô ta cũng có người yêu, tôi với cô ta chỉ là tình bạn. Do phải mổ ruột thừa và phải lên Praha gặp bố nên tôi đã không đủ thời gian để làm hết bài tập, tôi phải nhận được chứng chỉ từ tất cả các môn bài tập thì mới được phép thi, trong đó có môn trang bị nhà cửa có tới hơn 10 bản vẽ phải vẽ. Chỉ ngồi vẽ rồi tô lại bằng mực còn chưa kịp huống hồ còn phải ngồi tính toán thiết kế. Đúng lúc đó cô bạn gái mang đến cho tôi một tập bản vẽ giống hệt như bài tập của tôi. Đây là tập bản vẽ của những sinh viên năm trước, tôi mừng không kể xiết, lúc đó chỉ thức mấy đêm là vẽ xong tập bản vẽ. Còn việc làm luận án thì có một bạn Tiệp giúp đỡ, đây là đứa bạn Tây cùng lớp duy nhất rất thân với tôi, cậu ta thuộc loại học giỏi nhất lớp sau này tốt nghiệp bằng đỏ, nó đã giúp tôi mấy ngày liền để làm cho xong luận án tốt nghiệp. Cuối cùng sau 3 tuần tôi cũng đã hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ và hoàn thành bảo vệ luận án để nhận được tấm bằng “ Kỹ sư xây dựng”. Cả 3 chúng tôi cùng ông bạn da đen người Nigiêria là bốn người nước ngoài duy nhất trong lớp đều tốt nghiệp. Ngày nhận bằng là ngày tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi có những người bạn tốt luôn ở sát bên mình.

Sẽ là thiếu sót nếu như tôi không nói một chút về câu chuyện tình cảm trong thời sinh viên, nó liên quan đến sức khỏe của tôi ra sao và để lại kết quả đáng buồn như thế nào.

Tôi còn nhớ rõ tối hôm đó cô gái mà tôi cảm thấy yêu mến có việc họp hành gì đó đã ghé phòng tôi gởi đồ, tới khuya cô ta ghé lấy đồ ra về thì tôi lại không đưa tiễn được và cũng chẳng nói một lời tiễn đưa nào, vì ngay từ chiều tối tôi đã lên cơn đau bụng âm ỉ. Khi cô ta đi rồi thì nửa đêm đau quá không chịu nổi tôi phải cấp cứu đến bệnh viện và ngay đêm đó được các bác sỹ mổ ruột thừa. Hai ngày sau vẫn nằm trong bệnh viện thì bạn bè đến thăm khá đông, gần như tất cả sinh viên nữ ở thành phố tôi học đều đến thăm, nhưng chỉ có cô gái mà tôi thích nhất thì lại không đến. Lúc đó thật buồn và biết rằng mọi việc đã kết thúc, có điều đặc biệt là tôi không hề giận hay trách người ta mà chỉ cảm thấy buồn vì bệnh tật của mình, nó là nguyên nhân chính làm cản trở cuộc sống của tôi, nó đã để lại cho tôi những nỗi buồn man mác cứ theo tôi cho mãi tận sau này. Khi mọi người về hết thì còn tôi ở lại một mình, một đêm trằn trọc khó ngủ. Sáng hôm sau cô y tá mang đồ ăn đến, tôi chẳng buồn ăn, mắt cứ nhìn lên trần nhà, hình như có một lớp sương mờ đang bao phủ quanh đôi mắt của mình. Tôi đang đọc thầm bài thơ “ Đố ai định nghĩa được chữ yêu” thì tự nhiên có hai bàn tay ôm vào má mình, tôi nhìn lên khuôn mặt xinh đẹp của cô y tá, nàng thì thầm: Sao! Buồn lắm à? Trời không mưa mà đôi mắt của anh đang bị ướt đấy. Tôi ngạc nhiên nhìn nàng và mỉm cười. Bất ngờ nàng hôn lên má tôi và vuốt má tôi thêm một lần nữa rồi bỏ đi. Từ lúc đó tôi như người mất hồn, tôi mong rằng tôi sẽ bị bệnh mãi mãi để không phải rời xa cô y tá thân yêu của mình, cô y tá Hana. Sau này tốt nghiệp tôi có quay lại bệnh viện để mời cô ta dự lễ nhận bằng mà không gặp. Viết đến đoạn này tôi sực nhớ tới lời một bài hát “ …ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu, nên có một gã khờ ngọng nghịu viết truyện xưa.”

Còn một chi tiết tôi muốn kể ra đây. Khoảng năm 1976 – 1977 gì đó tôi có học đánh ghi ta ở Trường nhạc của Tiệp. Một hôm ông giáo đưa tôi giấy mời tới dự buổi nhạc dân tộc Châu á. Ông thầy nói hình như của người Việt Nam. Tôi cùng một đứa bạn đến một lâu đài cổ nghe hòa nhạc. Biểu diễn có một ông già mặc quần áo giống các nhà nho ngày xưa và một cô gái trẻ bận áo dài. Cả hai người chỉ chơi đàn chanh. Ông già chuyên giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nói bằng tiếng Pháp, có lẽ ông ta cũng không biết có người Việt Nam đang ở đây. Tôi và thằng bạn ngạc nhiên lắm, không hiểu có ông già nào lại say mê nhạc cụ dân tộc đến thế. Mãi sau này về nước tôi mới biết đó là cụ Trần Văn Khuê, một Việt kiều sống ở nước ngoài mà đơn phương một mình truyền bá nhạc dân tộc Việt Nam thì thực sự là nể phục.

Ảnh chụp chung Thầy chủ nhiệm ( Năm 1976)

Bạn gái Việt nam học cùng lớp. Người đã giúp tôi thi đỗ tốt nghiệp ( chụp 1978 )

Người bạn Tiệp giúp tôi đỗ tốt nghiệp (Chụp 1978). Các bạn đoán xem nó cao bao nhiêu ?

Bạn học cùng lớp ( Chụp 1978)

Trên đường đi học về ( 1977 )

Ảnh cưới bạn thân người Tiệp ( Brno 1979 )

Bạn cùng lớp trong chuyến du lịch thực tập năm thứ 4 Đại học (1978)

Cô giáo dạy tiếng Tiệp Eva Bartonova Zahrádky 1973

Học sinh và nghiên cứu sinh ở trường học tiếng Universita 20/11 ( Zahrádky 1972-1974)

Lớp học tiếng Tiệp cùng anh phiên dịch ( Zahrádky 1972 )

Bạn cùng lớp tiếng Tiệp và cùng trường Xây dựng VUT– BRNO. Tất cả mới 17 tuổi (Zahrádky 1972)

Du lịch trên sông Vltava - Praha ( 1973 )

Chụp trước tượng Lê nin tại Công hòa dân chủ Đức ( 1974 )

 

Đi chơi tuyết mùa đông (Brno 1978)

Đơn vị Xây dựng (Brno 1977)

Chụp trước Ký túc xá Leninova 88 – Nơi người Việt nam ở ( Brno 1977)

Chụp tại phòng ở Leninova 88 - Brno ( 1975 )

Đi chơi công viên Brno ( 1977 )

Bạn học cùng trường Xây dựng VUT và tốt nghiệp cùng năm (Brno 1979)

Bạn học cùng lớp ( Chụp 1979 )

Janeczka – Hoa khôi lớp ( Chụp 1978 )

Sinh viên tốt nghiệp của giảng đường 2 ( 1979 )

Ngày nhận bằng tốt nghiệp. Bạn cùng lớp ( Chụp 1979 )

Cô Hiệu trưởng trường Âm nhạc Brno & Bạn cùng lớp người Nigiêria dự lễ nhận bằng (Brno 1979)

Dự lễ nhận bằng của các anh chi lớp trên tại trường VUT - Brno ( 1977 )

 

Bạn bè sau khi tốt nghiệp - chụp trước ký túc xá Leninova 88 - Brno ( 1979 )

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips