Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 30
  • Hôm nay : 1926
  • Tháng này : 64182
  • Tổng truy cập : 8487552
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 18: Giấc ngủ

Giấc ngủ đứng hàng thứ hai tứ khoái của con người : “ ăn, ngủ …..” . Như vậy bạn thấy giấc ngủ quan trọng như thế nào. Vì thế người xưa mới có câu “ Ăn no, ngủ kỹ”.

Trước tiên ta nên hiểu sơ lược giấc ngủ là gì. Ở đây tôi không nói theo kiểu phân tích khoa học hiện đại, mà chỉ nói theo kiểu dân dã dễ hiểu. Tức là khi ngủ thì chẳng còn biết cái gì nữa, người ta cũng đã ví “ Ngủ như chết” . Có được giấc ngủ như thế cũng là ước mong của mỗi người. Vậy vì sao giấc ngủ lại quan trọng như vậy. Khi ngủ con người ta thực sự ngưng làm việc, ngừng suy nghĩ, nếu có suy nghĩ, thì những hình ảnh hiện về đó gọi là giấc mơ. Ngủ say như chết có nghĩa giúp con người ta nghỉ ngơi một cách tuyệt đối, não bộ và các cơ quan hoạt động một cách tối thiểu. Những bộ phận cơ thể ban ngày phải hoạt động nhiều như là trí óc hay tay chân, thì giờ đây đã được nghỉ ngơi và hồi phục lại sức lực. Nói chính xác khi ngủ não bộ không kiểm soát được suy nghĩ của con người, cơ thể hoàn toàn hoạt động theo bản năng. Nếu giấc ngủ càng say, thì không khí cùng chất ôxy sẽ lưu lại càng lâu trong từng tế bào cơ thể, giúp các tế bào hồi phục lại năng lượng mạnh mẽ hơn. Chú ý khi ngủ não bộ sẽ không tiêu tốn nhiều ôxy để hoạt động, do đó lượng ôxy trong não sẽ nhận được nhiều hơn, giúp hồi phục sức khỏe của các cơ quan trên não. Một người có giấc ngủ say sưa, khi tỉnh giấc cảm thấy người nặng nặng, đầu óc tỉnh táo, có khi có cảm giác hơi đau đau, nhức nhức toàn thân, thể lực cảm thấy rất sung mãn. Đó chính là sự biểu hiện khí đã len lỏi đều khắp cơ thể, một nguồn năng lượng mới đã được tái sinh. Những người như vậy đã nạp đầy đủ một lượng khí để có đủ sức lực cho một ngày làm việc.

Vậy ngủ như thế nào là đủ, và con người cần ngủ bao lâu. Khoa học hiện đại ngày nay đã tổng kết thời gian ngủ cần thiết cho mọi loại người: Người bình thường ngủ 7 – 8 giờ/1 ngày, trẻ sơ sinh ngủ 17 -18 giờ/1 ngày, Trẻ đang đi học ngủ 8 – 10 giờ/1 ngày, người già ngủ 5 – 6 giờ/1 ngày. Trẻ con ngủ trước 22 giờ đêm, người lớn ngủ trước 23 giờ, người già ngủ trước 24 giờ. Người ta đưa ra lời khuyên như vậy, vì giấc ngủ cũng phải phù hợp với nhịp sinh học của con người.

Mất ngủ cũng có nhiều nguyên nhân : Như lo lắng, suy nghĩ, bệnh tật, do áp lực về công việc, những thay đổi trong tình cảm, thay đổi về khí hậu, do dùng các chất kích thích như chè, cafê vv… gây nên.

Tuy nhiên một giấc ngủ không say dễ gây nên những mộng mị, trằn trọc khó ngủ, những rối loạn suy nghĩ trong khi ngủ. Sau một đêm mất ngủ con người ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đầu óc nặng nề không còn hứng thú cho một ngày làm việc tiếp theo, nhanh mỏi mệt, ăn uống không ngon, nét mặt lờ đờ như người mất thần sắc.

Vậy làm thế nào để ngủ ngon?

Trước tiên cần có một cơ thể khỏe mạnh. Những người có sức khỏe tốt thường có giấc ngủ sâu hơn, say hơn, ít bị mộng mị, không hay bị giật mình tỉnh giấc. Hơi thở trong khi ngủ đều và khỏe, tư thế nằm ngủ thường là nằm thẳng, mặt ngửa lên trời đôi mắt nhắm chặt. Những người lao động chân tay thường ăn ngon, ngủ ngon hơn người lao động trí óc.

Vậy điều kiện để có một giấc ngủ ngon trước tiên là phải cảm thấy buồn ngủ, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đầu óc cảm thấy muốn nghỉ ngơi. Đây là điều kiện áp dụng cho cả người khỏe lẫn người yếu. Còn thực tế những người khỏe mạnh, không ốm đau, tuổi tác còn trẻ khỏe thì bao giờ cũng ngủ ngon hơn người yếu. Nhưng hiểu sâu hơn thì ngủ ngon phụ thuộc vào sự vận hành của khí trong cơ thể con người. Ở đây tôi muốn nói nhiều về những người thường xuyên mất ngủ. Bản thân tôi là một ví dụ cụ thể. Vì cơ thể không khỏe mạnh nên tôi thường có giấc ngủ không say, hoặc say thì cũng không kéo dài. Có những lúc mình rất buồn ngủ nhưng nằm xuống lại không ngủ được, hoặc trạng thái nửa ngủ, nửa thức kéo dài suốt đêm.

Não bộ con người luôn luôn ở trạng thái suy nghĩ, chỉ khi đã đi vào giấc ngủ ta mới ngắt được luồng suy nghĩ đó. Nếu còn tiếp tục suy nghĩ thì cái đó người ta gọi là giấc mơ. Suy nghĩ của con người cũng là một dạng khí, những lối suy nghĩ khác nhau kéo theo sự vận hành khí khác nhau trong cơ thể. Vì thế những suy nghĩ vui, tích cực thường có lợi cho sức khỏe, còn những suy nghĩ buồn, tiêu cực thường có hại cho sức khỏe. Khí hoạt động trải đều ở não bộ. Nếu ta tập trung suy nghĩ cao độ một vấn đề nào đó, thì khí sẽ tăng cường ở khu vực này và giảm khí ở khu vực khác, hoặc có thể làm luồng khí chạy rối loạn không đúng chiều của nó nữa.

Người ta nói: Lo đến mất ngủ. Khi lo lắng suy nghĩ nhiều đã làm nhịp thở không còn đều và sâu, phần bụng thường cương cứng làm khả năng khí đi lên trên đầu bị suy giảm. Khí trong cơ thể bị suy giảm, vì vậy khả năng cung cấp khí cho não bộ cũng suy giảm theo và sự kéo dài giấc ngủ cũng giảm theo. Ở đây chúng ta cũng cần hiểu giấc ngủ cũng cần có năng lượng để duy trì đó là khí, chúng ta để ý những người khí suy thì ít khi có giấc ngủ sâu và dài.

Ngày nay chúng ta hay nghe nói đến phương pháp “ Thư giãn để đi vào giấc ngủ”. Đó là một cách để lập lại đường đi bình thường của khí, làm các đường đi của khí chuyển động một cách tự nhiên mà không chịu sự chi phối của suy nghĩ con người.

Cơ thể luôn luôn cần khí ôxy, kể cả trong giấc ngủ. Nhưng trong giấc ngủ bạn không còn khả năng điều khiển khí theo ý mình mà cơ thể sẽ hít thở một cách tự nhiên. Với nguời khỏe thì không đáng ngại, vì ngay cả khi ngủ hơi thở họ vẫn rất mạnh mẽ. Nhưng với người yếu thì hơi thở thường yếu ớt, có những người yếu quá ta cảm tưởng như họ không thở. Như thế giấc ngủ không sâu, và có cả cảm giác mệt mọi trong khi ngủ. Vì thế trước khi ngủ ta nên luyện thở sao cho tích đầy được trong cơ thể càng nhiều khí càng tốt, để khi ngủ ta đã có một lượng khí dự trữ sẵn sàng cung cấp cho não bộ, làm giấc ngủ say, không bị mộng mị hay giật mình trong khi ngủ, lúc tỉnh dậy ta thấy đầu óc mình sảng khoái, có nhiều cảm hứng cho một ngày làm việc.

Ban ngày làm việc ta thường ở tư thế đứng hoặc ngồi, khí có chiều đi xuống. Tới một lúc nào đó đôi mắt và não bộ cảm thấy mệt mỏi. Sự thiếu hụt khí trong não tăng lên gây nên sức làm việc của não yếu đi, con người cảm thấy mệt mỏi. Lúc này cần có sự nghỉ ngơi để cơ thể tự điều chỉnh khí trong người.

Khi giấc ngủ đến ( Ta thường gọi là buồn ngủ) khí tràn lên não bộ, đặc biệt sẽ tập trung ở đôi mắt làm đôi mắt nhắm lại, bộ não từ từ chìm vào trong giấc ngủ. Như vậy điếu cốt yếu là phải có sự luân chuyển khí lên trên não bộ, giấc ngủ sẽ nhanh chóng đến với mọi người hơn. Chính vì thế ai điều khiển được khí trong cơ thể mình, người đó sẽ điều khiển được giấc ngủ.

Đối với một cơ thể khỏe mạnh thì việc tự động điều chỉnh khí sẽ diễn ra một cách bình thường. Nhưng đối với người cơ thể yếu hoặc hoạt động không bình thường thì nó sẽ không tự điều chỉnh được, hay nói chính xác là đảo chiều đi của khí. Khi khí chạy từ phải qua trái tới vùng não trái đã đạt tới giá trị cực đại thì đáng ra khí sẽ chuyển hướng từ trái sang phải theo chiều ngược lại và đi từ dưới lên. Nhưng nếu nó không tự đảo chiều được thì sẽ xẩy ra hiện tượng một bên luôn ở trạng thái dư thừa khí, còn bên kia thì lại thiếu khí. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên mất thăng bằng âm dương của cơ thể và là nguyên nhân gây ra các bệnh tật của con người. Ngoài việc gây ra bệnh tật thì nó còn là nguyên nhân chính gây ra bệnh mất ngủ. Sau khi khí đã qua giai đoạn cực đại mà không được đổi chiều, thì khí sẽ từ từ sang trạng thái suy nhưng vẫn ở một chiều, ở chiều ngược lại không có khí mới được sinh ra nên não bộ sẽ trong tình trạng thiếu khí và việc thực hiện giấc ngủ sẽ gặp nhiều khó khăn. Cho nên để tránh được hiện tượng mất ngủ thì ta phải biết cách đảo chiều đi của khí, não bộ luôn luôn nhận được luồng khí mới và sự cân bằng khí được tái tạo, đầu óc cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Ngủ kém ảnh hưởng đến tim, dễ mắc các bệnh về tim mạch. Một đêm mất ngủ hôm sau mất khả năng làm việc. Thiếu ngủ dễ mắc các bệnh đau đầu, não bộ và cơ thể luôn ở trong tình trạng thiếu khí.

Khi ngủ ta vẫn phải duy trì được khí lên trên đầu nhưng đồng thời các bộ phận trên cơ thể cũng cần duy trì một lượng khí nhất định thì mới có được giấc ngủ sâu và lâu được. Nhưng lúc ngủ não bộ mất khả năng điều khiển ý chí thì ta phải làm thế nào. Ở đây tư thế ngủ sẽ có vai trò quyết định. Một người khỏe mạnh khi ngủ mặt thường ngửa lên trời, chân và tay để xuôi thẳng, lúc ngủ mà người thẳng như một khúc gỗ thường là những người có các bộ phận nội tạng hoạt động tốt. Những người như vậy thì một giấc ngủ của họ dù ngắn nhưng có giá trị gấp nhiều lần so với những người có giấc ngủ dài nhưng ngủ không ngon.

Nếu quan sát ta sẽ thấy mỗi người nằm ngủ theo một kiểu khác nhau, có người nằm co quắp, có người nằm nghiêng, nằm xấp, có người gối rất cao, gối nông. Chúng ta đừng nghĩ đó là thói quen của mỗi người, mà là do thể trạng sức khỏe tạo nên những kiểu nằm như vậy. Ngay cả khi họ muốn nằm thẳng cũng không nằm được, vì nằm như vậy cơ thể sẽ khó chịu không ngủ được, hoặc có khi còn sinh ra các bệnh khác.

Những tư thế ngủ như vậy càng làm tăng thêm sự phân bố mất cân đối của khí trên toàn bộ cơ thể. Thí dụ khi ta nằm ở thế co quắp thì sẽ cản trở sự lưu thông khí ở tay và chân, cơ thể thiếu sự cân đối của khí dễ gây ra bệnh tật. Vì thế có nhiều trường hợp khi ngủ lại dễ bị bệnh hơn khi thức. Có người lúc ngủ dễ đổ mồi hôi hột, dễ có những cơn mộng mị khủng khiếp. Tôi lấy ví dụ bản thân mình:

Đối với người bị hen thường hay hen vào lúc trời trở sáng, trời chuyển lạnh, hoặc dễ bị tỉnh giấc vào ban đêm vì sự khó thở không ngủ được, mặc dù đôi mắt vẫn rất buồn ngủ. Thường lúc mới bắt đầu ngủ khí còn tràn lên não làm cho ta buồn ngủ, nhưng buổi sáng trời trở lạnh, nhịp thở bị yếu đi và đặc biệt với người bị hen tình trạng thiếu khí lên não sẽ xẩy ra nhanh hơn và làm người ta tỉnh giấc. Như vậy đối với người có bệnh hen khi ngủ càng dễ bị bệnh hơn khi thức. Tại sao vậy?

Điều này đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân của nó. Khí vận hành một cách tự nhiên trong cơ thể. Nhưng nó cũng dễ dàng bị chí phối bởi suy nghĩ của con người. Cho nên những tác động bên ngoài, những thay đổi của khí hậu đều tác động đến não bộ và não bộ trong tình trạng thức luôn luôn có phản ứng thích hợp để chống lại những tác nhân gây bệnh, con người có thể bất chợt ngừng thở, bất chợt gồng mình chịu nóng, chịu lạnh nên nó cũng tạo ra được những sức đề kháng với bệnh tật. Còn khi ngủ thì khả năng như vậy lại rất yếu hoặc gần như không có, nên đối với những người yếu, những người bị các bệnh mãn tính thì khả năng bị bệnh trong lúc ngủ sẽ rất cao. Với những người hen không thể kiểm soát được hơi thở trong khi ngủ, do đó khi có thêm những yếu tố khí hậu không thuận lợi thì sức thở của cơ thể ngày càng yếu đi, sự thiếu hụt khí trong cơ thể càng lớn lên, tới một ngưỡng nào đấy thì bệnh hen phát sinh là một điều tất yếu. Khi bị hen như vậy người bệnh không nên nằm, mà ngồi lim dim ngủ bệnh sẽ từ từ giảm đi.

Vậy nằm ngủ thế nào cho đúng? Tốt nhất ta nằm theo thế phù hợp với thể trạng của mình, tuy nhiên ta nên cố gắng nếu có thể sao cho người càng thẳng càng tốt, tuy nhiên không nên cố gắng quá sức. Nếu sức khỏe ngày càng cải thiện thì ta sẽ thấy việc nằm ngủ theo tư thế thẳng càng dễ dàng thực hiện hơn. Chẳng hạn ta đang gối quá cao dễ bị gù lưng, thì mỗi ngày ta tập gối thấp đi một chút. Có khi ta chỉ duỗi thẳng được một chân, nếu cố hai chân thì lại cảm thấy đau bụng, đó là một chứng bệnh nào đó trong cơ thể không cho bạn làm được điều này, nếu bạn cứ cố làm nhiều khi lại không có lợi cho sức khỏe, chỉ nên làm theo khả năng của mình nhưng với suy nghĩ người duỗi thẳng để khí có thể đi khắp toàn thân. Bạn cũng không nên nằm đệm, vì như vậy thường làm người cong xuống không có lợi cho thở. Đối với người mắc bệnh đau lưng thì việc nằm đệm lại càng không nên. Theo kinh nghiệm của tôi để có một giấc ngủ tốt cần có yếu tố sau:

o Không no quá, không đói quá, uống đủ nước

o Đang trong tình trạng thở thuận chiều, nếu chưa thì nên đảo chiều khí. Trước khi chìm vào giấc ngủ tích đủ một lượng khí dồi dào trong người.

o Tư thế ngủ nằm thẳng sao cho thoải mái và khí lưu thông dễ dàng

o Không nên mặc quần áo bó sát người, nơi ngủ nên thoáng khí, ở những nơi khí tĩnh sẽ có giấc ngủ tốt hơn ở những nơi khí động.

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips