Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 84
  • Hôm nay : 756
  • Tháng này : 63012
  • Tổng truy cập : 8486382
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 11: Đảo chiều khí

1. Bộ não

Nếu ai đã từng học môn “ Cảm xạ” thì đều biết con người thường chỉ hoạt động mạnh một nửa bán cầu não. Ai mạnh về não phải thì thiên về các hoạt động nghệ thuật, còn ai mạnh về não trái thì lại thiên về các công việc kỹ thuật. Rõ ràng sự suy nghĩ của con người cũng là một hình thức lưu thông khí trên não. Trên thế giới này không ai có suy nghĩ giống nhau vì sự lưu thông khí trên não bộ không ai giống ai, có người não bộ hoạt động mạnh ở vùng này nhưng lại yếu ở vùng khác, sự chênh lệch khí ở não bộ cũng tác động tới sự chênh lệch khí trên toàn bộ cơ thể. Theo cảm nhận của tôi khí sẽ lên tới nửa bán cầu não trái hoặc phải thì sẽ dừng lại, khi đạt đến giá trị cực đại thì nó lại đổi chiều. Những ai có sự hoạt động khá cân bằng cả hai bán cầu não thì chắc sự thông minh khá toàn diện những sẽ không giỏi xuất sắc một môn chuyên ngành nào.

2. Nền tảng lý thuyết đảo chiều khí

Có thể nói đây mới chính là kết quả cuối cùng của công việc luyện khí. Có lẽ các bạn nghe từ này cảm thấy xa lạ. Đúng như vậy thuật ngữ chính xác dùng cho từ này như thế nào tôi cũng chưa xác định được, tôi chỉ gọi theo cách mình cảm nhận thế nào thì gọi như vậy. Cách này tôi cũng nhận thấy từ lâu nhưng hoàn thiện nó mãi sau lần tôi thử nghiệm luyện khí sai và bị một trận ốm suýt chết. Cho tới giờ tôi nhận thấy đây là cách chữa và phòng những bệnh cấp tính hữu hiệu nhất, nhanh nhất, rẻ nhất bằng phương pháp khí, nó không mất một đồng nào và cũng không gây một tác hại nào với sức khỏe con người.

Nền tảng của phương pháp này chính là học thuyết âm dương, ta làm thay đổi hướng đi của khí trong cơ thể con người bằng sự kết hợp giữa não bộ và bàn tay mà không cần đến kim châm cứu. Ta cũng có thể hiểu phương pháp này dưới thuật ngữ “ Châm cứu toàn thân”.

Để đi sâu vào vấn đề này trước tiên tôi muốn nói qua về học thuyết âm dương. Học thuyết này lấy khí làm nền tảng với hai loại khí đối kháng nhau âm và dương. Hai loại khí này liên quan và hỗ trợ lẫn nhau. Điều có nghĩa nhất của học thuyết này đó là sự vận hành của khí. Mọi loại khí trong thiên nhiên, trong cơ thể con người luôn có giá trị cực đại và cực tiểu. Nếu khí dương từ suy đi tới trạng thái cực thịnh thì nó sẽ chuyển sang khí âm ở trạng thái suy và đi lên tới trạng thái cực thịnh. Trong Đông y cổ truyền chúng ta cũng đã nghe nói tới điều này từ lâu nhưng cụ thể nó chạy như thế nào và cách biến đổi nó ra sao bằng phương pháp thực hành thì lại không thấy nói đến. Nhìn vào hình đồ của học thuyết âm dương ta thấy rất rõ điều này. Người ta nói đây là hai con cá chép đen và trắng quyện vào nhau. Lý thuyết thì như vậy nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy,và đó chính là nguyên nhân gây bệnh.

Cơ thể con người do tác động của quá trình sống về mặt xã hội, về thiên nhiên, về bệnh tật nên khí vận hành nhiều khi không đúng quy luật nữa. Khí dương từ suy lên thịnh lại không tự chuyển sang trạng thái âm suy mà nó ngừng lại, hoặc nó luôn ở trạng thái dương thịnh, hoặc nó từ từ sang trạng thái dương suy, hoặc nó chỉ thay đổi một phần sang trạng thái âm. Vì thế con người sẽ luôn luôn ở trạng thái mất cân bằng về khí, và ở mức độ khác nhau nó sẽ gây ra các chứng bệnh khác nhau. Theo sự cảm nhận của tôi khi khí chuyển từ trạng thái âm sang dương hoặc từ dương sang âm khí sẽ đi theo chiều ngược lại. Ví dụ khí bắt đầu đi từ thận, từ vùng đan điền đi lên tới vùng não phải hoặc não trái, sau khi ở giá trị cực đại nó sẽ đổi chiều đi theo hướng ngược lại và quá trình tuần hoàn đó cứ tiếp tục diễn ra, trạng thái cân bằng động của hai khí âm và dương luôn luôn được duy trì.

Theo nguyên lý tự nhiên một người khỏe mạnh khí sẽ tự động đảo chiều. Chu kỳ đảo chiều dài ngắn sẽ tùy theo sức khỏe mỗi người, nhưng bình thường thì có lẽ 1 ngày 1 lần. Với những người khí không đảo chiều sẽ là nguyên nhân gây ra mọi bệnh tật. Nếu để chữa bệnh tận gốc thì người ta phải dùng thuốc hay dùng những phương pháp chữa bệnh khác nhau, nhưng để lập lại trạng thái cân bằng âm dương, để phòng bệnh, để chữa bệnh cấp tính tức thời, thì đảo chiều khí là cách làm nhanh chóng, không mất tiền và hiệu quả nhất. Muốn đảo chiều khí thì trước tiên ta phải biết được cách thở, cách cảm nhận khí mà tôi đã trình bầy ở trên. Khi ta đã cảm nhận được khí thì chờ lúc khí đạt giá trị cực đại ta mới nên đảo chiều khí, vì như vậy khi chuyển sang trạng thái mới khí mới có sức vào mạnh mẽ và nó mới thay thế triệt để những phần khí cũ. Còn nếu chưa đạt tới giá trị cực đại mà ta đã đảo khí, thì khả năng chữa bệnh kém, khí vào không được mạnh ( giống như khi ta thật đói mới ăn được nhiều) và rất dễ bị loạn khí.

3. Bàn tay – Thanh công cụ

Vậy đảo chiều khí bằng cách nào?

Trước tiên là dùng suy nghĩ của mình để đảo chiều khí. Với lối này khó nhất là xác định hướng của khí đang như thế nào, xác định ngay trên não bộ còn dễ, còn xác định khí trên các bộ phận khác của cơ thể là điều không thể. Nói chung cũng có tác dụng nhưng rất yếu và chậm, giống như thiếu hẳn một người dẫn đường.

Như vậy để đổi chiều khí dễ dàng và có hiệu quả nhanh chóng thì ta phải có một thanh công cụ. Vậy thanh công cụ ấy là gì?

Ai đã từng xem mục “Thế giới hoang dã” trên tivi sẽ sẽ thấy ở vùng Amazon Nam Mỹ có một loài lươn điện, nó có thể phóng ra một luồng điện lên tới 600v. Có một con cá sấu cắn nó để ăn thịt, con cá sấu này đã bị nó phóng điện chết và nó cũng bị chết theo, hay bạn cũng thấy đêm đêm đom đóm phát ra ánh sáng. Như vậy các loài động vật, sinh vật trên trái đất này đều có những luồng điện nhất định. Khi mát xa bằng tay bạn cũng sẽ cảm thấy đôi tay mình như có luồng điện làm ấm lên cơ thể bạn.

Khi xem các bộ phim kiếm hiệp hay các truyện khoa học ta thường thấy người ta dùng đôi bàn tay để truyền năng lượng cho người khác, hoặc truyền năng lượng tại một điểm nào đấy trên cơ thể con người. Tôi đã thử làm điều này, nếu chỉ đặt tay trên một điểm nào đó của cơ thể mà không tập trung ý nghĩ thì không có tác dụng, nhưng nếu ta tập trung ý nghĩ đi theo thì sẽ có tác dụng bằng cách cảm nhận được khí chạy qua não. Ngoài đời thấy người ta chữa bệnh bằng nhân điện, bằng thôi miên vv.., nhưng nếu chữa bệnh cho người khác mà người bệnh không có sự đồng cảm tập trung ý nghĩ thì tôi thấy không có tác dụng hoặc tác dụng rất nhỏ, có lẽ những thầy thuốc có kinh nghiệm thường biết cách hướng ý nghĩ bệnh nhân theo ý nghĩ của mình. Đây là cách chữa bệnh vô hình, truyền khí mà không rõ hướng đi của khí, không biết được sự cảm nhận khí của bệnh nhân, thì chỉ có tác dụng về tâm lý mà thôi, còn thầy thuốc muốn nói sao cũng được. Sau này khi đã thành công điều khiển khí chạy trong cơ thể mình, thì tôi hiểu rất rõ về những phương pháp chữa bệnh vô hình như trên, thực sự chỉ tạo ra cảm giác khỏi bệnh hơn là khỏi bệnh thật sự.

Lúc xoa bóp hay lướt bàn tay trên cơ thể mình tôi đã cảm nhận được một điều vô cùng quan trọng: Khi tập trung ýnghĩ, ở tư thế bất động, bàn tay ta lướt trên da ( chú ý là không cần chạm vào da) thì dường như có một sức hút với luồng khí đang di chuyển trong cơ thể mình. Bàn tay người giống như một thỏi nam châm có sức hút khí, khi lướt tới vùng da nào thiếu khí thì ta sẽ cảm có một sức căng của khí chạy qua não, và ta cũng biết được sự thiếu khí theo chiều nào, chẳng hạn ta lướt tay theo chiều ngược lại thì không thấy não bộ có phản ứng gì. Điều này có nghĩa là ở những vùng bị bệnh nhu cầu đòi hỏi khí xuất hiện cao hơn ở trên não, qua đó ta dễ dàng biết được bệnh tật đang xuất hiện ở đâu và cần phải điều khiển khí như thế nào.

Như vậy bàn tay có thể ví như một thanh điều khiển khí trên cơ thể người, qua nó ta biết được vùng nào trên cơ thể đang thiếu khí, khí hiện đang chạy theo chiều nào. Bạn cũng phải nên nhớ một điều khi sử dụng bàn tay thì cũng phải kết hợp với bộ não tập trung ý nghĩ, nhiều khi lướt tay trên da mà não vẫn không có phản ứng gì, nhưng gặp vùng nào bị bệnh thì thấy khí tràn lên não. Lợi ích lớn nhất của đôi bàn tay là có thể thay đổi hướng đi của khí, làm đảo chiều khí. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, một cơ thể khi có một chu kỳ hoạt động của khí đạt giá trị cực đại mà được đổi chiều, thì khí luôn luôn vận động, các bộ phận cơ thể luôn luôn mhận đủ được lượng ôxy để hoạt động. Khi muốn đổi chiều đi của khí ta hãy dùng bàn tay lướt nhẹ trên cơ thể theo hướng ngược lại, thường lướt từ vùng lưng lên đầu hay bất kỳ vùng nào mà ta cảm thấy khí cần được đổi chiều. Lúc đó khí sẽ tràn lên não theo chiều ngược lại, ta sẽ phải tập trung thở qua não trong khoảng từ 15 phút trở lên theo chiều ngược lại, tới khi khí đã ổn định trên não, sức hút khí trên não giảm xuống, khí đã đi theo chiều nhất định thì ta không phải tập trung ý nghĩ để thở nữa, lúc đó khí cứ tự động vào theo một chiều. Cách này chúng ta cũng có thể gọi là cách thở thuận chiều, tức là nương theo chiều đi của khí để thở, sẽ không phải tốn nhiều sức để hít vào thở ra. Chú ý chỉ khi nào khí chạy tới điểm cực đại, thì lúc đó sự đổi chiều của khí mới có tác dụng hít vào thở ra mạnh mẽ, mới có tác dụng phòng và chữa bệnh.

4. Đảo chiều khí ở trạng thái thịnh

Khi ở trạng thái đổi chiều khí, thường khí dồn lên não theo chiều ngược lại với khối lượng lớn, nên bạn sẽ có cảm giác lâng lâng rất dễ chịu giống như người đang phê thuốc vậy. Làm được điều này bạn mới hiểu được tại sao dân nghiền ma túy khó bỏ thuốc là vậy. Vì khí đi theo chiều ngược lại từ âm sang dương hoặc từ dương sang âm nên khả năng chuyển biến cơ thể vô cùng nhanh chóng, sẽ không có loại thuốc nào sánh kịp, nếu bạn đang sốt 40 độ C hoặc bị chóng mặt do cao huyết áp thì nửa tiếng sau bệnh sốt và bệnh cao huyết áp sẽ hạ ngay lập tức.

Ở trên là ta đảo chiều khí trong tình trạng cơ thể đang thịnh. Cách đảo chiều khí này thường áp dụng cho những người làm việc đầu óc căng thẳng quá mức, làm việc cơ bắp kéo dài hoặc tập luyện một môn thể thao nào đó quá lâu. Cách này rất bổ ích cho những người tập võ, đặc biệt là phần khí công khi muốn nạp lại khí trong cơ thể mình. Phương pháp này nó cũng rất hiệu quả cho việc chữa trị những bệnh cấp tính thông thường. Những bệnh như cảm cúm, nóng lạnh đột xuất ta dùng cách này thì chỉ cần từ 30 phút đến 1 giờ là cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường mà không cần phải uống 1 viên thuốc nào. Nhưng bạn cũng nên nhớ là không phải làm như vậy là chữa hết bệnh, đối với bệnh cấp tính do biến đổi thời tiết tạo nên thì có thể là khỏi luôn, nhưng những bệnh nặng, bệnh kinh niên mãn tính thì chỉ giúp người ta dứt bệnh tạm thời, còn chữa tận gốc lại là một vấn đề khác.

5. Đảo chiều khí ở trạng thái suy

Còn một trường hợp nữa! Đó là cách đảo chiều khí ở giá trị cực tiểu.Có một thực tế khi cơ thể đạt đến giá trị dương cực đại mà khí không được tự động đảo chiều thì lúc đó cơ thể sẽ ở trạng thái dương suy. Khi đó bạn thấy khí không còn căng ở trên đầu và cơ thể cảm thấy không có sức, tựa như mình bị kiệt quệ về khí. Tình trạng này kéo dài làm bạn ăn không ngon, ngủ không yên và khả năng dễ bị bệnh là không tránh khỏi. Bây giờ bạn cũng vẫn thực hiện việc đảo chiều khí nhưng sẽ có phần khó khăn hơn. Nhiệm vụ chính lúc này là lấy lại nhịp thở mạnh mẽ. Cách đảo chiều khí cũng là một cách kích hoạt khí cho nó đi đúng chiều và hoạt động mạnh mẽ trở lại. Có thể bạn sẽ mất từ 2 đến 3 lần đổi chiều đi của khí thì lúc đó khí mới lại đi đúng hướng của chiều ngược lại, và luồng khí sẽ dần tăng mạnh đi lên não. Qua đó bạn sẽ nhận thấy một điều: không phải ta cứ muốn thở mạnh và sâu là được mà ta phải thở đúng chu kỳ, đúng hướng đi thì khí sẽ vào cơ thể mạnh mẽ mà bạn không cần phải gắng sức thở. Ta hình dung như một con đường hầm đang bị đóng kín, khi cửa mở ra khí sẽ tự động ùa vào. Còn khi cơ thể bạn đang bị loạn khí mà bạn vẫn cố căng bụng, căng ngực để khí vào nhiều nhất thì đó là cách thở cưỡng ép, nhiều khi còn có hại cho sức khỏe. Đa số các phương pháp dạy luyện thở ngoài xã hội hiện nay đều bị sai lầm ở khâu này. Bạn nên nhớ con người phải hoạt động đúng theo quy luật của tự nhiên, mọi sự cưỡng ép thường có hại nhiều hơn là có lợi.

Đảo chiều khí trong trường hợp này có tác dụng phục hồi sức khỏe rất nhanh, nó còn hiệu quả hơn bất kỳ một loại thuốc nào mà bạn uống vào. Đặc biệt đối với những người mất ngủ đêm nằm tỉnh như sáo, trằn trọc không ngủ được, gần như ta không cảm thấy có khí lên đầu để kéo hai con mắt nhắm lại. Lúc này này bạn cần đảo chiều khí, cần tập trung suy nghĩ và kết hợp dò khí bằng tay, khi đã xác định được hướng đi thiếu khí thì bạn sẽ tập trung thở theo hướng đó, hơi thở sẽ mạnh mẽ trở lại, khí trong cơ thể được phục hồi và tràn lên não, bạn cứ thở mạnh liên tục như vậy tới một lúc nào đó mí mắt bạn sẽ nặng xuống và bạn thiếp đi lúc nào không hay.

Hai cách đảo chiều khí ở trên nghe có vẻ đối lập nhau, nhưng cũng cùng chung một mục đích là lập lại trạng thái cân bằng âm dương của cơ thể. Thở có hiệu quả cuối cùng bao giờ cũng có biểu hiện cơ thể từ từ ấm lên, mồ hôi có thể toát ra, nếu chìm vào giấc ngủ thì khi tỉnh giấc sẽ cảm thấy đầu óc tỉnh táo, cơ thể cảm thấy như nặng hơn vì đã nạp được nhiều khí, người thấy có sức để làm việc.

6. Loạn khí

Nguyên nhân: Có một yếu tố quan trọng nữa là suy nghĩ con người cũng là một dạng khí, sự suy nghĩ đột ngột hay lâu dài nó làm thay đổi sự hoạt động của khí trong cơ thể, do đó nó cũng tác động trực tiếp đến sự thay đổi bệnh tật của con người. Theo thực tế của cơ thể mình nếu ta đang tập thở, điều khiển đường đi của khí mà bất chợt có việc gì đột xuất làm suy nghĩ của ta thay đổi, thì ta không còn cảm nhận được đường đi của khí, nhịp thở bị rối loạn hoặc có khi ngừng hẳn lại, điều này chắc chắn sẽ tác động đến sự hoạt động của các bộ phận cơ thể. Cho nên các công việc mang tính trí óc mà hay bị thay đổi nhiều dễ dẫn đến sự hoạt động rối loạn của khí. Chính vì thế con người ta suốt năm làm việc cần có sự xen kẽ nghỉ ngơi để hồi phục lại sự hoạt động của khí.

Vậy nguyên nhân nào làm khí đi sai đường.

Thứ nhất: là do khí ở một trạng thái không được đảo chiều lâu quá.

Thứ hai: là chưa đi hết một chu kỳ hoạt động của khí thì ta đã đổi chiều đi của khí. Điều này sẽ nhanh chóng làm yếu sức hoạt động của khí, cơ thể không thể thở sâu vì chưa đủ áp lực khí chênh lệch giữa hai chiều, do đó làm cơ thể không nạp đủ khí.

Thứ ba: là có lúc ta không xác định được khí đi theo hướng nào, lúc này chính là hình thức loạn khí.

Loạn khí tạo nên sự căng cứng một số bộ phận trong cơ thể, còn một số bộ phận khác lại luôn trong tình trạng thiếu khí. Hiện tượng này kéo dài sẽ tạo áp lực mạnh lên não, tạo nên những cơn nhức đầu, đầu óc không còn tỉnh táo, có khi không còn làm chủ được bản thân. Hiện tượng loạn khí thì ai cũng bị cả, có điều bị nhiều hay ít và thời gian kéo dài hay không mà thôi. Bệnh này thường trở thành bệnh không rõ nguyên nhân và các thầy thuốc thường bó tay. Nhưng nếu bạn đã biết cách thở, đã cảm nhận được khí, biết cách đảo chiều khí thì bệnh trên đối với bạn lại hoàn toàn có thể chữa được.

Cách chữa: Để xác định đúng hướng và tái lập lại đường đi của khí thì đây quả là việc khó làm. Cách làm tốt nhất là ở tư thế nằm, nếu không có điều kiện thì ngồi cũng được. Ta hãy thả lỏng toàn thân, tập trung suy nghĩ hướng hơi thở đi lên trên vùng não. Sau 5 đến 10 phút ta có cảm nhận khí đang theo chiều nào, dùng bàn tay lướt nhẹ vùng nghi ngờ thiếu khí, nếu nó đang ở chiều nào thì cứ tiếp tục thở mạnh cho tới mức bão hòa,. Thường đang trong lúc loạn khí thì thở tiếp để đạt mức bão hòa sẽ diễn ra không lâu. Tiếp theo ta lại dùng tay xác định hướng nào cần đảo chiều, hướng cần đảo chiều là chỗ trên cơ thể có khả năng hút khí lên não nhiều nhất, ta lại thở theo hướng đảo chiều mới. Khi khí đạt được trạng thái bão hòa mới, thì ta lại tiếp tục dùng tay xác định hướng đi của khí. Có khi ta phải làm hai ba lần như vậy thì mới tới được chiều khí đang chạy với mức độ mạnh nhất , lâu nhất và ổn định nhất. Như vậy ta mới tìm thấy đúng đường đi của khí và sẽ chấm dứt hiện tượng loạn khí. Tùy theo mức độ loạn khí nhiều hay ít thì thời gian để khôi phục lại đúng đường đi của khí cũng kéo dài bấy lâu.

Tôi muốn lấy một ví dụ để so sánh. Khi ta vặn một con ốc vào một cái bù lon chẳng hạn. Có khi mới xiết một nửa thì không xiết được nữa, lúc đó ta phải nhả con ốc lỏng ra ( tức là xiết theo chiều ngược lại) rồi sau đó mới xiết vào, có khi phải làm vài lần như vậy thì mới đúng đường răng của ốc, lúc đó ta mới xiết vào đúng nơi quy định được. Cách điều chỉnh hướng đi của khí cũng vậy, gặp lúc loạn khí ta phải làm từ từ như cách xiết con ốc nhả ra, xiết vào nhiều lần, cuối cùng thì khí mới đi đúng đường của nó.

Tàu hỏa nhập ma: Người ta hay nói tới câu “ Tàu hỏa nhập ma” chỉ những người làm việc gì đó dẫn tới việc mất kiểm soát ý chí. Chưa có ai giải thích nguyên nhân sâu xa của vấn đề này. Nếu chúng ta đã cảm nhận và kiểm soát đường đi của khí, thì ta sẽ hiểu rõ câu nói này. Thứ nhất là thường những người tập một môn gì đó, tập sai hay tập quá sức, thay vì khỏe mạnh thì bệnh lại nặng thêm, thần kinh căng thẳng, có khi không kiểm soát được ý nghĩ mình, cơ thể mình. Nguyên nhân là tập thái quá theo một chiều, tập đi tập lại một môn, một động tác mà không có sự đảo chiều của khí, dẫn đến tình trạng khí luôn ở trạng thái cực đại theo một chiều, gây nên sự chèn ép lên hệ thần kinh và làm mất sự kiểm soát đầu óc. Ví dụ khi tập Yoga lúc nào ta cũng tập trồng cây chuối, trong khi đó lượng khí theo tư thế này đã đủ cho bộ não ta cần chuyển sang động tác khác, khi lượng khí đã đạt đến mức bão hòa thì ta lại không biết cách đảo chiều khí mà cứ ép cơ thể tiếp nhận khí theo một chiều sẽ dẫn đến sự quá sức của hệ thần kinh và chúng ta không còn kiểm soát được lý chí của mình. Thứ hai là tập sai hoặc làm thường xuyên một việc gì đó mà không có sự thư giãn dẫn đến tình trạng loạn khí, hiện tượng này kéo dài sẽ làm mất cân bằng âm dương trong cơ thể, nó làm rối loạn khí trên não, làm người ta không kiểm soát được ý nghĩ gây nên những biểu hiện tâm lý bất bình thường mà ta cũng gán cho nó là hiện tượng tầu hỏa nhập ma. Cho nên chữa tận gốc căn bệnh này chính là sự ổn định hoạt động của khí trên não và cách giải quyết hiệu quả nhất đó là đảo chiều khí.

Chúng ta cũng hay nghe nói lời khuyên “ Thư giãn cơ thể”, đó chính là một hình thức chữa loạn khí. Cơ thể được thả lỏng, đầu óc không căng cứng, không suy nghĩ gì, đôi mắt lim dim hướng ý nghĩ tập trung vào thở nhẹ nhàng. Điều này giúp cho sự hồi khí một cách hoàn toàn, giúp khí chuyển động đúng đường đi của nó. Khi ta quan sát những người tập võ, sau khi tập xong một bài quyền thì các võ sư bao giờ cũng trở về tư thế thả lỏng toàn thân, đôi mắt lim dim, đó chính là giúp khả năng hồi khí của cơ thể và giúp nó đi theo đúng trình tự hoạt động tự nhiên của nó.

7. Điểm đổi chiều

Điểm nào trên cơ thể sẽ cho ta biết là điểm đổi chiều? Chưa có sách vở nào nói về vấn đề này nên tôi cũng không biết chính xác mà sẽ dựa theo kinh nghiệm và phỏng đoán. Khi học về môn “ Cảm xạ học” tôi được biết con người ta thường hoạt động mạnh chỉ một bên nửa bán cầu não, tức là bên trái hoặc bên phải. Trong quá trình luyện khí tôi cũng thấy khí chỉ lên vùng trán ở phần đuôi mắt trái rồi dừng lại, tại vì một nửa phần mặt của tôi phần răng và hàm bị đau nên đã ảnh hưởng trầm trọng đến phần lưu thông của khí. Cũng có thể người khác khí lại lên vùng trán phải rồi dừng lại. Tôi nghĩ mỗi người có một kiểu khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là khí lên đến vùng đầu sẽ đạt đến giá trị cực đại và đổi chiều. Theo tôi một người hoàn hảo khí sẽ luân phiên tới não trái rồi lại tới não phải, con người có sự luân chuyển khí như vậy thì sẽ có một thể lực rất tốt nhưng chưa chắc có một năng khiếu giỏi rõ rệt một môn nào. Bạn hãy tham khảo những hình đồ sau:

- Hình đồ âm dương: Phản ánh sự biến hóa của hai khí âm và dương, hai trạng thái luôn luôn đối nghịch nhau, bên này giảm thì bên kia tăng và luôn luôn cuộn tròn lấy nhau. Vì thế người ta nói trong âm có dương và trong dương có âm.

Hình 4: Hình đồ âm dương

- Hình đồ khí chạy trong cơ thể người theo cách nghĩ của tôi. Khí cực tiều xuất phát từ ngang lưng chạy theo hướng S1 đi lên đầu ở bên phải và đạt giá trị cực đại, sau đó khí giảm rất nhanh và đổi chiều từ ngang lưng chạy theo hướng S2 đi lên qua đầu bên trái rồi lại đổi chiều từ dưới đi lên qua đầu bên phải, quá trình đó sẽ lặp đi lặp lại.

Hình 5: Khí đảo chiều đều hai bên não phải và trái

- Hình đồ khí chạy thực tế trong cơ thể người bệnh. Khí đi từ dưới lên chạy theo đường S2 qua trán bên trái, sau đó cũng đổi chiều chạy theo đường S1 ngược lại nhưng cũng chỉ tới trán bên trái thì dừng lại. Lý giải cho việc khí chỉ dừng ở một bên tôi cho là do cơ thể một bên vận hành tốt còn bên kia trục trặc có vấn đề trong đường đi của khí.


Hình 6 : Khí đổi chiều ở bên não trái

- Hình đồ khí chạy thực tế trong cơ thể người bệnh. Khí đi từ dưới lên chạy theo đường S1 qua trán bên phải, sau đó cũng đổi chiều chạy theo đường S2 ngược lại nhưng cũng chỉ tới trán bên phải thì dừng lại. Lý giải cho việc khí chỉ dừng ở một bên tôi cho là do cơ thể một bên vận hành tốt còn bên kia trục trặc có vấn đề trong đường đi của khí.

Hình 7 : Khi đổi chiều ở bên não phải

Trên đây chỉ là sự cảm nhận và là ý kiến của riêng tôi. Có thể những người khác sẽ có đường đi và điểm dừng khác với của tôi, chỉ có thực nghiệm thì mới biết được.

Như vậy khí trong cơ thể người luôn luôn hoạt động và theo những đường đi nhất định, nó sẽ giống như con lắc đồng hồ khi tới điểm cực thịnh của bên kia nó sẽ đổi chiều và đi theo hướng ngược lại. Ta có thể hiểu đơn giản đó là sự lưu thông khí huyết, hoặc hiểu theo nghĩa khí theo chiều dương rồi chuyển sang chiều âm theo hướng đối nghịch cũng được. Chúng ta cũng thử hình dung nếu con lắc đồng hồ chưa chạy đến điểm cực đại mà đã đổi chiều thì rõ ràng lực sẽ suy yếu, khả năng lắc bị giảm dần.

8. Đường đi của khí

Làm sao ta biết được đường đi của khí, khi nào khí lên tới điểm cực đại và khi nào thì khí đổi chiều. Các bạn nên nhớ cơ thể con người có cấu tạo đối xứng, cho nên nó cũng sẽ hoạt động mang tính đối xứng theo những chu kỳ nhất định. Y học hiện đại đã chứng minh các bộ phận trong cơ thể như tim, gan, phổi, dạ dày vv trong một ngày có lúc hoạt động mạnh nhất, có lúc yếu nhất. Trong Đông y cũng vậy người ta cũng tính được chu kỳ hoạt động các bộ phận trong cơ thể tương ứng với 24 giờ của trái đất, sự hoạt động này nó phù hợp với sự thay đổi khí hậu diễn ra trong một ngày.

Vì thế sự hoạt động của khí trong cơ thể con người trong một ngày cũng luôn luôn thay đổi và theo một chu kỳ nhất định. Tôi đưa ra nhận định này chỉ dựa theo cảm tính và kinh nghiệm chứ không theo một thí nghiệm khoa học cụ thể nào, vì thế có thể không chính xác. Theo tôi khí trong cơ thể con người sẽ chuyển động từ trái qua phải và từ phải qua trái là chủ yếu trong đó lấy đường thẳng giữa cơ thể làm tâm. Trong một ngày sẽ có hai lần đổi chiều của khí, lần thứ nhất sẽ từ trạng thái dương sang âm và lần hai sẽ từ trạng thái âm sang dương. Khí bắt đầu ở chế độ cực tiểu đi lên từ vùng thận tới giá trị cực đại ở vùng đầu sau đó trở về giá trị cực tiểu ở vùng thận, tại đây khí sẽ đổi chiều ngược lại và quá trình như trên lại diễn ra. Ở đây ta có thể hiểu khí ở chiều bên phải, bên trái hay khí ở bên âm, bên dương cũng đều như nhau. Đó là lý thuyết đối với một cơ thể khỏe mạnh, còn thực tế hoàn toàn không diễn ra như vậy. Tùy theo cơ thể từng người mỗi lúc mỗi nơi khí sẽ chạy theo nhiều chiều khác nhau nhưng đều mang tính đối xứng âm dương như phải trái, trước sau, trên dưới, do đó số lần khí đổi chiều cũng sẽ không là một con số cụ thể nữa. Vì thế nhịp sinh học cơ thể mỗi người sẽ khác nhau, nó sẽ không hoàn toàn đúng với sách vở đã viết.

Nếu người khỏe mạnh thì hoạt động của khí từ từ, ổn định, khí đạt đến giá trị cực đại hay cực tiểu sẽ lâu hơn, còn những người ốm yếu bệnh tật thì quá trình này diễn ra nhanh hơn vì tình trạng bị tắc khí dọc đường đi. Không có máy móc nào xác định được thời gian đổi chiều của khí, không có bác sỹ nào chẩn đoán chính xác được, chỉ có bản thân mình mới cảm nhận được, đây chính là bước khó khăn nhất trên con đường tự chữa bệnh bằng khí cho chính bản thân mình.

9. Ý nghĩa của việc đảo chiều khí

Thực tế trong cuộc sống người ta cũng có rất nhiều cách đổi chiều hoạt động của khí mà ta vô tình không biết. Chẳng hạn đi tắm, đi mát xa, đi bơi, tập Yoga, tập các hình thức thể dục thể thao khác. Dưới sự hoạt động của cơ bắp làm cho khí huyết trong cơ thể lưu thông, góp phần làm đổi chiều hoạt động của khí. Nhưng việc này lại mang tính thụ động, có người thành công nhưng cũng có người tập xong chẳng thấy tác dụng gì, nguyên nhân là ta không biết được cơ thể lúc nào cần đổi chiều khí và không có khả năng điều khiển khí cho nó đến nơi cần đến. Còn khi ta tập thở kết hợp với não bộ ta hoàn toàn làm chủ được bản thân và biết lúc nào khí cần đổi chiều là hợp lý nhất.

Tôi xin nhấn mạnh thêm về ý nghĩa đổi chiều đi của khí. Trải qua một thời gian dài làm việc này nên tôi thấy nó có tác dụng như tập thể dục thể thao vậy. Có điều đây là phương pháp hoàn toàn tĩnh nhưng nó lại gây nên sự lưu thông khí huyết còn mạnh mẽ hơn tập thể dục thể thao, nó lại xẩy ra đúng lúc cơ thể cần sự đòi hỏi lưu thông khí huyết, vì trước khi đổi chiều khí cơ thể ở giá trị cực đại hoặc cực tiểu nên sự lưu thông khí đang ở trạng thái yếu nhất. Đổi chiều khí kịp thời và thường xuyên sẽ tiêu hao hết những năng lương dư thừa trong cơ thể, tránh được bệnh béo phì. Đổi chiều khí lập lại sự cân bằng khí trong cơ thể, các bộ phận trong cơ thể tiếp nhận được những luồng ôxy mới, nó hòa với hệ tuần hoàn của máu đi nuôi toàn bộ cơ thể, nó làm cơ thể đào thải những khí cũ và tiếp nhận những luồng khí mới nhiều ôxy hơn, nhiều năng lượng hơn. Đảo chiều khí nó cũng như châm cứu giúp ta chữa được những bệnh cấp tính rất hiệu quả, có thể gọi đây là phương pháp châm cứu toàn thân, vì ta không chỉ thông khí trên một vài huyệt mà tiến hành thông khí trên toàn bộ cơ thể. Nếu bạn đang ở tình trạng sốt cao, sau khi đảo chiều khí cơ thể bạn sẽ giảm sốt ngay lập tức, người toát ra nhiều mồ hôi, cơ thể dần dần giảm sốt. Còn nếu bạn bị cảm lạnh thì sau khi đảo chiều cơ thể sẽ được tiếp khí nhiều hơn và trong người ấm dần lên. Đảo chiều khí giúp cơ thể ở tình trạng đầy hơi, ăn không tiêu chuyển sang thông khí trên và dưới, kích thích tiêu hóa. Nó giúp duy trì một năng lượng vừa đủ trong cơ thể, không nhiều quá, không ít quá. Theo tôi khí thường xuyên được lưu thông trong cơ thể sẽ giúp chống lại được các bệnh về đường máu, khí trong thiên nhiên có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả, nếu ta tận dụng được nó vào sự hoạt động của cơ thể thì các bệnh về đường máu sẽ khó xẩy ra. Những người lâu lâu phải đi thay máu, nếu luyện khí thành công thì chắc điều đó sẽ không xẩy ra nữa.

Tập thể dục thể thao tạo nên vẻ đẹp của con người về cơ bắp. Luyện khí thì không có cảm tưởng như vậy, nhưng cơ bắp thực sự lại còn săn chắc hơn luyện tập thể thao, da thịt lúc nào cũng căng, ấm, và có tính đàn hồi cao. Ta cứ hình dung vòi nước cứu hỏa khi có nước chảy trong đó thì nó căng phồng lên và rắn chắc như thế nào. Khí trong cơ thể người cũng vậy, nó như dòng sông đóng băng, bề mặt thì tĩnh lặng nhưng ở dưới là những dòng nước chảy cuồn cuộn làm cho cơ bắp căng cứng và săn chắc. Vì thế luyện khí bề ngoài là bất động, nhưng bên trong là những dòng khí chuyển động qua cơ bắp còn mạnh hơn cả tập thể dục thể thao. Bạn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng nhưng đồng thời lại nhận thêm những năng lượng mới từ không khí bên ngoài. Tôi tin là những người béo phì mà tập thành công sẽ giảm cân ngay lập tức.

Điều quan trọng là bạn có làm cho khí trong người mình chuyển động được không?

10. Tư thế khi luyện tập

Khi tiến hành đảo chiều khí nên chọn nơi yên tĩnh, không lo nghĩ gì, thả lỏng toàn thân, toàn bộ đầu óc tập trung cho việc lắng nghe hít thở không khí. Nếu ngồi thì nên ngồi trên một ghế cứng có lưng dựa, không nên ngồi ghế có đệm mút, hai chân buông thõng xuống đất hoặc duỗi thẳng chân vuông góc với thân và đặt chân lên một chiếc ghế khác. Tốt nhất là nằm trên một giường cứng bằng gỗ, không có nệm mút, nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân hoặc để chân sao cho cảm thấy cơ thể mình dễ chịu. Mục đích duỗi thẳng cơ thể và chân tay là để cho khí lưu thông được dễ dàng, không nên ngồi theo tư thế thiền của Phật, vì chân co vào sẽ hạn chế sự lưu thông của khí. Ta cần lưu ý tư thế ngồi hay nằm cần phải phù hợp với từng người, sao cho cảm thấy thoải mái và để khí lưu thông được dễ dàng nhất.

 

11. Kinh nghiệm thực tế

Trong Đông y người ta nói Thận là chủ của khí cho nên khi đổi chiều khí thì bắt đầu từ vùng thận đi lên là hợp lý hơn cả. Thực ra vùng thận là nguồn để ta lấy khí, còn điểm đổi chiều khí lại thường xẩy ra ở vùng tắc khí. Còn thời điểm tiến hành đảo chiều khí dựa trên kinh nghiệm của bản thân tôi thì nó diễn ra như sau: Khi cơ thể đạt đến giai đoạn bão hòa, đó là lúc hơi thở trở nên yếu ớt, ta muốn thở sâu cũng không thể nào thở được, đầu óc bứt dứt khó chịu, cảm thấy như bị tắc khí trên đầu hoặc có sự đau nhức nào đó trên cơ thể. Lúc đảo chiều khí ta lim dim mắt, đầu tập trung suy nghĩ như vừa nghe vừa cảm nhận đường đi của khí, cơ thể thả lỏng hít và thở ra mạnh, hướng khí chạy lên não rồi lấy bàn tay vuốt nhẹ trên da phần từ bên hông của lưng lên phía đỉnh đầu. Khi đã cảm thấy khí chạy qua não thì tiếp tục hít vào mạnh theo chiều đi của khí.

Chọn đúng hướng thở sẽ quyết định sự phòng và chữa bệnh, nên công việc dò khí cũng rất quan trọng. Theo kinh nghiệm của tôi dò khí bằng cách vuốt nhẹ bàn tay từ lưng hoặc bụng bên trái lên tới vùng mắt trái, nếu thấy khí đi qua não mạnh mẽ tức là luồng khí đang chạy từ trái qua phải, nếu vuốt theo chiều ngược lại mà cũng thấy khí tác dụng mạnh như vậy thì tức là khí đang chạy từ phải qua trái. Nhiều khi khí chạy không liên tục ta khó xác định đường đi của khí, lúc đó có thể chỉ cần vuốt từ vùng cổ lên tới trán là ta cảm nhận rõ khí đang chạy theo chiều nào, nghe nói thì khá trìu tượng nhưng khi thực hành thì cũng không đến nỗi khó lắm. Ta cần lưu ý khi vuốt theo 2 chiều, thì chiều nào khí chạy qua não mạnh hơn tức là khí đang chạy theo chiều đó. Gọi đảo chiều khí tức là cơ thể không tự điều chỉnh khí chạy theo đúng chiều, nên ta phải điều chỉnh nó chạy đúng chiều, còn cách thở của chúng ta thực chất tên gọi là “ Thở thuận chiều”, tức là khí đang thuận theo chiều nào thì thở theo chiều đó, làm như vậy ta hít thở được sâu mà không phải tốn sức lực, đồng thời khí trong cơ thể không bị nghịch nhau. Để cụ thể hơn ta dùng hình tượng bên:

Hình 8 : Đường đi của khí theo sự cảm nhận

Khí bắt đầu lên từ điển B, van B được mở ra khi đi đến điểm C thì dừng lại, lúc này khí chuyển động theo chiều F1, khí dừng ở điểm C đồng thời lúc đó khí đạt đến giá trị cực đại, bây giờ ta tiến hành đảo chiều khí. Van B được đóng lại, van A được mở ra, khí bắt đầu di chuyển theo chiều ngược lại F2, và khi đạt đến giá trị cực đại thì nó lại dừng cũng ở C, và van A được đóng lại và Van B lại mở ra lặp lại quá trình chuyển động của khí.

Đối với một cơ thể khỏe mạnh thì khí sẽ tự vận hành đúng như vậy. Người bình thường có thể cảm nhận được có lúc mình thở nông, thở sâu, nhưng không cảm nhận được khí có đổi chiều hay không, chỉ có luyện thở theo một phương pháp nhất định ta mới có được cảm giác này.

Đối với cơ thể yếu ớt, có bệnh thì sự hoạt động của khí không hoàn toàn tốt theo mức độ khác nhau. Nhìn vào sơ đồ ta thấy nếu khí đi lên từ điểm B theo chiều F1 tới điểm C thì dừng, khi đã đạt đến giá trị cực đại thì nó sẽ tạo một áp lực lên điểm C và do sự chênh lệch khí ( âm và dương) khá lớn nên nó tạo nên sự co kéo các khối cơ trong cơ thể con người gây nên sự đau nhức. Sự thừa khí ở bộ phận này và sự thiếu khí ở bộ phận kia là nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Trong thực tế việc này thường xuyên xẩy ra: chẳng hạn ta bị đau lưng, đau bụng nhiều khi nguyên nhân lại không ở lưng và bụng, có khi do tắc khí một điểm nào đó ở mặt, những sự đau nhức mà không phải do vết thương bên ngoài gây ra thì thường là sự co, kéo, co thắt các cơ bắp gây ra. Ta hãy lấy trục giữa cơ thể làm trục đối xứng, rất nhiều trường hợp bị đau một nửa cơ thể, chúng ta cũng đã nghe nói hiện tượng bán thân bất toại ( liệt nửa người).

Bạn đã thở đúng, đã biết cách nạp khí trong cơ thể, khi bạn đã cảm nhận được đường đi của khí,biết được khí đã ở giai đoạn cực thịnh, bạn đã chủ động đảo chiều khí, làm cơ thể luôn đạt đến sự cân bằng âm dương. Như thế cơ bản bạn đã hoàn thành việc tập thở và luyện khí, bạn có đầy đủ khả năng để ngăn chặn được những bệnh tật thông thường do tác động từ môi trường thời tiết bên ngoài như nóng lạnh, cảm cúm vv.. Bản thân tôi trước kia rất nhiều bệnh tật và thường xuyên uống đủ các loại thuốc, từ khí tập được phương pháp thở đúng thì tôi đã có được khả năng phòng bệnh rất cao và gần 30 năm nay tôi đã không phải uống một viên thuốc nào.

Hướng dẫn luyện khí cho lớp học Cung văn hóa (2017)

Hướng dẫn thở bằng não tại cung văn hóa (2017)

Nhận bằng tốt nghiệp tại Cung văn hóa lao động TP.HCM (2017)

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips