Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 24
  • Hôm nay : 1764
  • Tháng này : 64020
  • Tổng truy cập : 8487390
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Có lẽ ít có học thuyết nào lại tồn tại và được sử dụng lâu dài như học thuyết âm dương. Đây là học thuyết đơn giản nhất, dễ sử dụng nhất, nhưng cũng là học thuyết mang tính trìu tượng cao nhất, rắc rối nhất khi người ta sử dụng nó vào mọi lãnh vực của cuộc sống. Học thuyết này bắt nguồn từ Trung Hoa, ngày nay nó đã được phổ biến trên toàn thế giới, nhưng sử dụng nhiều nhất thì chỉ ở một số nước Châu á. Tôi chỉ nói vắn tắt cái lợi và hại của học thuyết này cho việc luyện khí và chữa bệnh.

Đơn giản nhất của học thuyết âm dương chỉ là một chữ khí, khí thịnh, khí suy tạo nên hai thể đối kháng là khí dương và khí âm. Chỉ với khái niệm như vậy mà nó áp dụng vào gần như mọi mặt cuộc sống của người Trung Hoa và trường hợp nào cũng đúng. Để diễn đạt đầy đủ hơn người ta gán thêm cho 5 loại vật chất Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa là 5 hành khác nhau, tất cả cũng là sự biểu hiện của khí theo 4 mùa trong năm, để diễn đạt quy luật thay đổi khí hậu trên trái đất. Học thuyết này đã tồn tại hàng ngàn năm và đến giờ nó vẫn không thay đổi. Ngày nay khoa học kỹ thuật đã phát triển như vũ bão mà nó vẫn song song tồn tại và được nhiều người sử dụng rộng rãi chủ yếu là trong y học và đoán số con người. Sở dĩ nó tồn tại là tại vì nó đúng, nó đơn giản và dễ hiểu để giải thích mọi việc, mà có những việc khoa học ngày nay vẫn còn chưa khám phá ra. Cứ nhắm mắt lý luận hai chữ âm dương vào tất cả sự việc thì đúng là không bao giờ sai được, có lẽ đây cũng là nét đặc trưng lý luận lòng vòng của người Trung Quốc, và đương nhiên người Việt Nam ta cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ ( dân gian hay gọi là lý sự cùn). Lý luận bao giờ cũng logic và hợp lý nhưng lại hết sức trìu tượng, hết sức mơ hồ, người ta dựa vào đó có thể giải thích một vấn đề theo nhiều kiểu khác nhau ( Lá số tử vi chẳng hạn), và khi nó trở thành thói quen lý luận như vậy thì sẽ kìm hãm sự sáng tạo của con người, sẽ tạo nên tính bảo thủ trong lý luận, nó cũng là cơ sở để cho những người xấu lợi dụng lừa bịp người khác trong việc chữa bệnh, đoán số, phong thủy nhà cửa.

Trong cuộc sống đời thường những quan niệm vế tâm linh, về tôn giáo, về các cách chữa bệnh trong dân gian, các truyền thuyết, các phong tục tập quán, các quan niệm về người sống, người chết, khi mà khoa học hiện đại cũng chưa giải thích hết được, thì người ta có thể dùng học thuyết âm dương ngũ hành giải thích một cách hợp lý và dễ hiểu, dù rằng lối giải thích đó mang tính trìu tượng rất cao. Một điều dễ hiểu vì học thuyết này được xây dựng trên sự cảm nhận thiên nhiên, trên những trải nghiệm của cuộc sống của con người từ xa xưa tới giờ, trong xã hội ngày nay nó không còn là nền tảng cho sự phát triển xã hội, nhưng tính khái quát rất cao của nó vẫn là chỗ dựa để khoa học tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu.

Y học hiện đại ngày nay đã xác định được rất nhiều loại bệnh khác nhau với những lý thuyết đi theo vô cùng công phu và tỉ mỉ. Nhưng bên Đông y thông qua học thuyết Âm dương – Ngũ hành thì mọi bệnh tật đều quy về một chữ khí, để rồi từ đó tìm ra phương pháp luyện khí vả chữa bệnh bằng khí. Cách làm này tuy đơn giản mà lại rất chuẩn xác và có cách nhìn tổng quát hơn nhiều.

Có lẽ học thuyết âm dương bắt nguồn từ chữ khí cho nên khi áp dụng vào việc luyện khí thì nó đơn giản và dễ hiểu, nó mang lại hiệu quả nổi trội mà bên tây y không thể nào có được. Cách chữa bệnh bên Tây y thiên về kiểu đau đâu chữa đó, đau phổi thì chữa ở phổi, đau tim thì chữa ở tim, đau thận thì chữa ở thận vv.. Họ không có kiểu suy luận bệnh từ khí theo kiểu Đông y nên nhiều khi không tìm được nguyên nhân gây bệnh và chữa không bao giờ dứt bệnh. Người Châu á chỉ với khái niệm cân bằng âm dương trong cơ thể nhiều khi lại có tác dụng chữa bệnh rất cao và chữa cùng lúc nhiều bệnh trong cơ thể. Cách thức này lại cũng rất phù hợp cho việc luyện thở chữa bệnh, nhưng nếu đi vào việc chữa từng bệnh cụ thể thì không thể chỉ dùng thở mà giải quyết được, lúc này Đông y lại phải nhường lại sân chơi cho y học hiện đại.

Tôi đã từng học qua lớp cảm xạ học, môn này xuất phát từ Tây phương và trong môn học người ta dậy cả phương pháp thiền động. Chữ “ Thiền” xuất phát từ Phật giáo cần sự tĩnh lặng và bất động để tập trung ý nghĩ. Mấy anh phương Tây ưa thể thao nên đã biến nó thành những kiểu lắc lư tự do, nhìn trông thật buồn cười, họ đề ra cách hít thở khí từ đất qua bàn chân đi qua 7 luân xa lên đỉnh đầu chỉ trong 1 đến 2 phút là nạp đầy năng lượng vào cơ thể. Có thể đây là trí tưởng tượng hoặc cơ thể là một chiếc thùng rỗng thì khí mới chạy nhanh như vậy, với cách tập như vậy mang tính tỏa khí ra hơn là thu khí vào và chắc chắn khí không len lỏi đến được mọi bộ phận cơ thể. Khi người ta đo năng lượng sinh học của tôi họ vô cùng ngạc nhiên vì tôi có chỉ số cao nhất mặc dù tôi chẳng tập cảm xạ gì cả. Môn cảm xạ có nhiều ứng dụng khác nhau tôi không bàn đến, nhưng riêng trong lĩnh vực luyện khí thì cũng chỉ là sự sao chép lại của phương Đông được cải biên nhưng luyện tập không hiệu quả. Tôi cũng nghe họ có thể mở tầng này tầng nọ của bộ não để cho hai bán cầu não hoạt động đều nhau. Khi tập cảm nhận được khí tôi mới thấy đó là quan niệm hoàn toàn sai, nếu áp dụng nó thì cũng như một trò chơi đánh lừa con người giống như trong bói số tử vi vậy. Sự hoạt động của hai bán cầu não hình thành trên cấu tạo tổng thể của một con người, mỗi người có một đặc điểm riêng, nó còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Nếu vì bệnh tật làm nó ảnh hưởng một bên, thì ta chữa bệnh làm cho nó hoạt động tốt hơn, nhưng không thể thay đổi hoàn toàn được. Chính sự phân phối khí trên não bộ mỗi người khác nhau nên tạo thành ý nghĩ và chỉ số thông minh mỗi người đều khác nhau. Chúng ta đã bao giờ nghe câu chuyện một người có chỉ số thông minh thấp, sau một cuộc giải phẫu não bộ thì chỉ số thông minh lại cao hẳn lên chưa.

Khi áp dụng học thuyết âm dương vào việc chữa bệnh, thì ta cũng cần có sự hiểu biết cơ bản của y học hiện đại. Một mặt nghĩ về khí thịnh khí suy, thì mặt khác ta cũng có sự suy nghĩ rất bình thường là ta đang hít thở khí ôxy ngoài không khí vào cơ thể mình, khí đó sẽ hoà cùng với máu để đi nuôi dưỡng tất cả bộ phận trong cơ thể, nhiệm vụ chúng ta là làm cho khí huyết trong cơ thể được lưu thông, nó đến được tất cả các nơi mà nó cần đến, bất cứ sự tắc nghẽn nào của khí huyết sẽ gây nên bệnh tật. Đó là lối suy nghĩ thực trong cách tư duy trìu tượng về khí, có như vậy ta mới không vướng vào ảo giác phi thực tế như lối tập thở của môn cảm xạ học mà tôi đã nêu trên. Tôi đã coi những người tập thở, tập thiền lúc nào họ cũng nói đang lấy năng lượng từ vũ trụ, mà không bao giờ họ nói đang hít thở khí trời xung quanh mình. Theo tôi đó là lối luyện tập và chữa bệnh hoang tưởng mà bản thân người tập hoặc người hướng dẫn chẳng hiểu gì về khí.

Khởi đầu của học thuyết âm dương có lẽ người ta dùng vào việc chữa bệnh là chủ yếu, dần dần nó được phát triển sang các lãnh vực khác. Tuy nhiên nó là một học thuyết cổ xưa, không thể nào lấy nó làm cơ sở lý luận cho sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội ngày nay, việc áp dụng nó có hiệu quả nhất là vào công việc chữa bệnh của Đông y, nhưng ngày nay các loại thuốc Đông y dần dần lùi bước trước sự phát triển của thuốc Tây y, cho nên ưu thế nổi trội còn lại của nó là áp dụng vào việc luyện khí cũng như giải thích một số hiện tượng tâm linh mà khoa học hiện đại ngày nay vẫn chưa giải thích được. Sự trở lại các vấn đề tâm linh, đoán số mệnh, phong thủy nhà cửa đã làm cho học thuyết Âm dương Ngũ hành được nhắc đến nhiều và được đề cao. Xét về mặt phát triển của xã hội thì cũng không phải là hay, vì nó làm tăng tính bảo thủ của con người và kìm hãm sự sáng tạo của con người trong mọi mặt cuộc sống.

Khi áp dụng học thuyết âm dương vào việc chữa bệnh, thì người ta hay nói là cho cơ thể cân bằng âm dương, thuật ngữ này rất dễ bị hiểu sai. Trong cơ thể con người không phải lúc nào khí huyết cũng đều lưu thông đến các bộ phân cơ thể ngang nhau. Năng lượng con người có hạn, sự hoạt động mạnh lên ở bộ phận này sẽ làm giảm bớt sự hoạt động của các bộ phận khác. Y học cổ truyền nói điều này là sự mất cân bằng âm dương. Đây chính là sự tồn tại của tự nhiên, mà phải có điều này thì con người mới tồn tại được. Hiểu chữa bệnh theo nghĩa cân bằng âm dương thì có phần không đúng lắm. Chữa bệnh mục đích chính không phải là cân bằng âm dương mà là lưu thông khí huyết, làm cho cơ thể hướng tới sự cân bằng âm dương, hay người ta còn gọi là cân bằng động. Hai phần khí âm và dương luôn luôn luân chuyển ở trạng thái động. Cái này tăng lên, thì cái kia giảm đi, chứ không bao giờ nó dừng và đứng yên một chỗ, do đó tình trạng cân bằng sẽ không xẩy ra, mà nó luôn luân phiên trao đổi mạnh yếu cho nhau
Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips